Thứ ba, ngày 17 tháng mười hai năm 2013
truyện ngắn đỗ ngọc thạch - trích: cô gái Sơn Tây...
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên vannghechunhat.net - trích: Cô gái Sơn Tây...
Trang Văn Nghệ Chủ Nhật - Đỗ Ngọc Thạch
Cô gái Sơn Tây và anh lính binh nhì
Sơn Tây từ xa xưa đã là phên giậu của kinh đô Thăng Long . “Vùng đất Sơn Tây nẩy một ông / Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hung /Sông Đà núi Tản ai hun đúc ?/ Bút thánh câu thần sớm vãi vung…”– ông này là ông Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, thi sĩ quái kiệt củahai thế kỷ, là một trong số ít những ngôi sao sáng chói nhất trên bầu trời văn chương Việt Nam ở thế kỷ 20.
Trong những năm cuối của thậpniên 1960, tôi đã có cơ duyên được sống và chiến đấu (trong binhchủng Ra-đa) trên quê hương Bất Bạt của thi sĩ Tản Đà, và cũng ở cả những huyện khác của Sơn Tây như Quốc Oai, Tùng Thiện, Phúc Thọ…Đó là thời kỳ chúng ta đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, đơn vị Ra-đa của chúng tôi làm nhiệm vụ dẫn đường cho không quân ta ở sân bay Hòa Lạc …
Truyện ngắn này không phải nói về cuộc chiến đấu ác liệt ngày đó, mà nói về một cô gái Sơn Tây – một ký ức vẫn còn nguyên hình nguyên khối trong những năm tháng tuổi thanh niên của tôi – một ký ức đã thôi thúc, ép buộc tôi phải viết bằng được cái truyện ngắn này, dù thời gian đã qua đi gần 40 năm…
* * *
Lúc mới nhập ngũ, tôi ở một đơn vị Ra-đa đóng quân trên quê hương Hưng Yên nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng và những cô thôn nữ đa tình xinh đẹp. Nói đa tình vì các cô thôn nữ ở đây rất thích có người yêu là lính. Mặc dù cái câu ca “Ai ơi chớ lấy binh nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con” được truyền lan rất rộng, nhưng cánh lính binh nhì chúng tôi kiếm người yêu không khó khăn gì. Nhát gái như tôi mà chỉ sau một tuần, tôi đã có người yêu khá xinh, và nếu như lúc đó, tôi muốn có vợ thì bố mẹ cô gái sẽ cho cưới ngay ! Nhưng, lúc đó tôi không hề biết chuyện vợ chồng là như thế nào, gọi là yêu nhưng thực ra chỉ mới là giai đoạn đầu, tức là thích, mến mà thôi. Đó là thời mà tình yêu của tuổi trẻ chúng tôi thật vô tư, trong sáng (Sau này, khi đã giải ngũ, tôi có quay trở về nơi đây tìm lại cô gái đã cho tôi mối tình vụng dại ấy thì được biết cô thôn nữ bé nhỏ ngày nào đã trở thành một cán bộ lãnh đạo cấp huyện và đã có chồng con đề huề !). Nhắc lại cô thôn nữ Hưng Yên một chút vì có liên quan đến cô gái Sơn Tây, nhân vật của truyện ngắn này. Do yêu cầu chiến đấu, một đơn vị Ra-đa mới được thành lập để dẫn đường cho không quân ở sân bay Hòa Lạc thuộc vùng đất Sơn Tây. Tôi được điều tới đơn vị mới đó. Trước khi tôi đi Sơn Tây, mấy cô thôn nữ Hưng Yên nói :
- Sơn Tây là vùng đồi trọc nắng cháy khét, chó ăn đá gà ăn sỏi ! Anh lên đó thì làm gì có nhãn lồng ngọt lịm nữa ! Hay là anh xin ở lại đi !
- Xin sao được ! – Tôi nói ngay – Quân lệnh như sơn !...
- Mà anh đã biết gì về con gái Sơn Tây chưa ? – Một cô vừa cười vừa nói – “Con gái Sơn Tây – Yếm thủng đầu chầy – Răng đen hạt mít, má hồng chôn niêu” !
- Sao cô lại nói xấu người ta như vậy ? – Mặc dù tôi rất ngạc nhiên vì đây là lần đầu tôi nghe đọc câu đó, tôi vẫn không tin lại có chuyện như vậy và cãi - Ở đâu cũng có người đẹp và người xấu ! Người đàn bà xấu nhất Việt Nam là cô nàng Thị Nở ở đất Nam Định mà nhà văn Nam Cao đã mô tả !
Cuộc tranh luận bị chấm dứt vì có lệnh lên đường ngay ! Cùng đi với tôi là anh bạn binh nhì Thế Hùng (người Tuyên Quang – nay đã mất liên lạc). Cô người yêu của Thế Hùng thật là đa cảm, khóc như mưa rào ! Còn cô
người yêu của tôi, chẳng nói được gì, đến phút chót mới dúi vào tay tôi một cái khăn thêu nhỏ thêu hình hai con chim đang bay ríu vào nhau trong một trái tim !...
Trên đường đi Sơn Tây, thỉnh thoảng, Hùng lại đọc câu thơ :
“Rứa là hết, chiều nay ta đi mãi
Còn mong chi ngày gặp lại em ơi !...”
Tôi nói với Hùng :
- Thôi cái giọng ủy mị ấy đi ! Mày phải đọc câu “Bước chân đi đầu không ngoảnh lại !...” Làm người lính thời chiến không được “vương tơ lòng” !
Hùng cười mếu máo :
- Tao là con người chứ có phải gỗ đá đâu ! Mà đá cũng phải mòn dưới dòng nước chảy, “nước chảy đá mòn” đó là gì ?
- Không phải tất cả đều như thế ! Chúng mình phải là đá vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” ! Bây giờ chúng mình đã “xếp bút nghiên theo việc binh đao” thì phải cứng rắn, mạnh mẽ, phải luôn luôn hát vang khúc quân hành “đời chúng ta đâu có giặclà ta cứ đi” và cương quyết “không cho chúng nó thoát ! Chúng bay vào sẽ không có đường ra !” – Tôi cao hứng nói một mạch.
Hùng ngắt lời :
- Thôi, đủ rồi ! Bây giờ chỉ có hai thằng, chẳng ai ghi điểm cho mày đâu ! Bây giờ tao muốn hỏi mày điều này: cái vùng đất Sơn Tây nắng cháy khét “chó ăn đá gà ăn sỏi” ấy như thế nào, mày đã đến đó lần nào chưa ?
- Tao mới đến qua sách vở như mày thôi ! Nhưng dù sao vẫn không thể bỏ ngoài tai lời các cô thôn nữ ở Hưng Yên đã nói. Tao rất sợ nóng. Vậy chúng ta cứ theo cái địa chỉ trong câu thơ của thi sĩ Tản Đà mà đến tắm mát cái đã :
“Nước rợn sông Đà con cá nhảy,
Mây trùm non Tản cái diều bay”.
Hùng nghe nói đến tắm sông là hứng khởi ngay. Ở Hưng Yên, bơi trong những con sông đào của công trình thủy lợi lừng danh một thời Bắc-Hưng-Hải không đã nên hai chữ Sông Đà thật là hấp dẫn đối với chúng tôi !
Xin nói thêm là lần chuyển đến đơn vị mới này, chúng tôi phải tự tìm đường mà đi, từ Hưng Yên (huyện Văn Lâm) tới Sơn Tây (huyện Bất Bạt – quê hương thi sĩ Tản Đà). Chúng tôi đi nhờ ôtô từ Như Quỳnh về Hà Nội, rồi nhờ xe tiếp từ Hà Nội tới thị xã Sơn Tây, còn sau đó là đi bộ…Khỏi phải nói sự sung sướng tột cùng của chúng tôi khi tới Sông Đà, nhảy ào xuống rồi vùng vẫy, bơi tung tăng như con cá !...Quê tôi ở bên bờ Sông Thao, làng quê Hùng có Sông Lô, đều là những con sông nổi tiếng, và chúng tôi đã từng bơi vượt sông nhiều lần, nay đến Sông Đà, chẳng lẽ lại không dám vượt Sông Đà ? Thế là tôi và Hùng quyết định bơi qua bờbên kia ! Có lẽ do chúng tôi đi bộ nhiều và đã quá mệt mỏi nên bơi gần tới bờ bên kia thì tôi đuối sức và bỗng nhiên có cảm giác như bị hút tuột xuống đáy sông, rồi tôi bất tỉnh, không biết gì nữa !...
Do sức trai trẻ và cũng là dân sông nước nên chỉ năm phút sau là tôi đã tỉnh lại, thấy mình đang nằm trên bãi cát bờ sông bên kia. Hùng đang ngồi nói chuyện với một cô gái cao lớn khỏe mạnh như một vận động viên bóng chuyền, nhưng gương mặt thật phúc hậu. Thì ra lúc tôi bị hụt hơi rồi chìm nghỉm, Hùng vì cứu tôi mà cũng bị chìm luôn. May mà lúc đó,Tản Viên – tên cô gái, đang chăn bò gần đó đã nhìn thấy và cứu chúng tôi .
Nhà Tản Viên ở bờ bên kia sông Đà, tức là phía bờ chúng tôi muốn bơi qua, tức đối diện với làng quê của thi sĩ Tản Đà. Vì ngưỡng mộ thi sĩ Tản Đà mà ông bố của cô gái đã đặt tên con là Tản Viên và cũng muốn con mình trở thành thi sĩ. Song, ông chưa kịp nhìn thấy con trưởng thành thì ông đã hi sinh ở chiến trường Điện Biên năm Tản Viên mới năm tuổi (Tản Viên cũng sinh năm 1948, tức bằng tuổi tôi và Hùng). Không biết sau này Tản Viên có thành thi sĩ hay không, nhưng lúc gặp chúng tôi thì cô đang chăn đàn bò mười con, số tài sản chính để nuôi bảy người : ông bà nội, mẹ và bốn chị em mà Tản Viên là thứ hai. Tản Viên cũng có giấy gọi vào đại học nhưng gia cảnh nhà cô quá khó khăn : ông bà nội đều già yếu, mẹ cô bị thương gãy một chân trong đợt đi dân công hỏa tuyến hồi chiến dịch Điện Biên, cho nên người lao động chính trong nhà là cô và người chị chỉ hơn cô một tuổi. Cùng tuổi với chúng tôi, lại cũng có cảnh ngộ chung là đường học vấn bị đứt đoạn (chúng tôi tuy đã là sinh viên đại học Tổng hợp Hà Nội , nhưng mới được ba tháng thì nhập ngũ) nên tôi, Hùng và Tản Viên nhanh chóng trở thành những người bạn thân.
Nhưng, do chỗ đóng quân của đơn vị chúng tôi ở bên này sông, còn nhà Tản Viên lại ở bên kia sông cho nên tình bạn của chúng tôi đầy cách trở và đó cũng là nguyên nhân chính để có cái truyện ngắn này…
* * *
Đối với con gái, lúc mới tiếp xúc, người ta thường chú ý đến hình thức và cái đẹp hình thức quyết định hết thảy. Nhưng qua sự phán xét của thời gian, cái vẻ đẹp hình thức không còn là yếu tố quyết định nữa mà vẻ đẹp tâm hồn – vẻ đẹp nữ tính mới là yếu tố quyết định . Những cô gái mà có được cả hai, tức cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn thì tức là vẹn toàn : đẹp người đẹp nết ! Song, những cô gái được như vậy thật hiếm !
Phải nói một cách công minh rằng cô bạn Tản Viên của chúng tôi không có gì vượt trội về vẻ đẹp hình thức, nếu chấm điểm thì chỉ trung bình, nhưng không hiểu sao, khi tiếp xúc với Tản Viên, cả tôi và Hùng đều không hề có ý nghĩ bình phẩm về hình thức bên ngoài của cô, thậm chí chúng tôi còn thấy Tản Viên rất đẹp mỗi khi nhớ tới mấy câu vần vè ác ý mà các cô thôn nữ ở Hưng Yên đã đọc về cô gái Sơn Tây ! Và điều Tản Viên khiến tôi thật sự kinh ngạc là cô có sức khỏe phi thường : cô có thể cầm hai sừng của con bò mộng mà ghìm đầu nó xuống đất hoặc đẩy nó đi giật lùi ! Tôi hỏi tại sao cô có sức khỏe như vậy thì Tản Viên chỉ cười và nói :
- Có lẽ từ bé, lên sáu tuổi, em đã phải vật lộn với đàn bò và có thể là do ngày nào cũng bơi vượt sông một lần!...
Chúng tôi thường hẹn nhau ở bờ sông, chỗ lần đầu tiên gặp nhau. Mỗi khi Tản Viên dẫn đàn bò tới bờ sông uống nước, thường là vào buổi chiều, thì cô lại thả một con diều sáo bay vi vu trên trời để báo hiệu cho chúng tôi biết là cô đang ở đó. Giờ đó là lúc đơn vị chúng tôi ăn cơm chiều và nghỉ ngơi đến bảy giờ tối là giờ sinh hoạt tập thể (hôm thì nghe nói chuyện thời sự, hôm thì học hát, vân vân và vân vân). Từ năm giờ chiều đến bảy giờ tối, đó là khoảng thời gian trống dài nhất để chúng tôi có thể gặp Tản Viên. Việc đi gặp Tản Viên của chúng tôi phải giữ bí mật vì nói chung, đơn vị cấm mọi quan hệ riêng tư với dân nơi đóng quân. Một tuần chỉ có một lần được vào làng xóm thoải mái gọi là đi “dân vận”, nhưng phải đi tập thể theo từng tổ ba người. Vì thế, khi nghe thấy tiếng sáo diều của Tản Viên, ngó về hướng nhà cô thấy con diều sáo đang lơ lửng trên trời, thì Hùng đọc lên câu “mật khẩu”: Nước rợn sông Đà con cá nhảy / Mây trùm non Tản cánh diều bay, và thế là chúng tôi lẳng lặng đi thật nhanh đến chỗ hẹn (khoảng nửa cây số). Thường là Tản Viên chèo con thuyền nhỏ sang bên bờ sông thuộc địa phận chúng tôi đóng quân, rồi bơi ra giữa sông, hôm thì thi bơi, hôm thì ngồi trên thuyền nói chuyện trên trời dưới biển. Cách một ngày, chúng tôi mới có thể đi gặp Tản Viên được vì cách một ngày trực ban chiến đấu một ngày. Vì thế, việc gặp gỡ của ba chúng tôi không nhiều nhặn gì. Vậy mà chỉ ba tháng sau, những cuộc hẹn hò của chúng tôi đã bị
đại đội phó phát hiện và chuyện gì phải xảy ra đã xảy ra !
Buổi chiều hôm ấy, khi chúng tôi vừa tới chỗ hẹn bờ sông thì bất ngờ gặp đại đội phó Tân . Đại đội phó hỏi ngay :
- Các cậu đi đâu đấy ?
- Báo cáo thủ trưởng, chúng em đi bơi ! – Hùng nói ngay.
- Các cậu có biết đi khỏi doanh trại 100 mét mà không được phép là vi phạm kỷ luật quân đội không ?
- Báo cáo…Chúng em đã xin phép tiểu đội trưởng ! – Hùng lại nói thay cho cả tôi, không hiểu sao nó phản ứng nhanh thế?
Đại đội phó nhếch mép cười, nói rõ từng tiếng :
-Thôi, nói dối đủ rồi đấy ! Chính tiểu đội trưởng các cậu đã báo cáo vớitôi rằng gần ba tháng nay, chiều chiều các cậu lại hẹn hò với một cô gái bên kia sông. Các cậu ép buộc tiểu đội trưởng phải cho các cậu “đi bơi” nếu không thì sẽ tố cáo tiểu đội trưởng “dan díu” với bà Đào mẹ cô Mận !
Tôi cũng nói rõ từng tiếng :
- Báo cáo đại đội phó, chúng em chỉ vô tình nhìn thấy tiểu đội trưởng “dan díu” với bà Đào, chúng em không hề nói với tiểu đội trưởng rằng sẽ tố cáo anh ta. Còn việc chúng em đi bơi trong giờ nghỉ tự do là hoàn toàn hợp pháp. Thủ trưởng hãy thử hỏi chị Tình phó chủ tịch xã xem em nói đúng không ?
Đại đội phó nghe đến mấy tiếng “chị Tình phó chủ tịch xã” thì ngớ người, mặt đỏ bừng rồi phút chốc chuyển sang tím tái, ánh mắt nhìn tôi như muốn tóe lửa! Tôi đọc được ánh mắt ấy:”A! Thằng nhóc, láo! Mày chỉ là binh nhì lính quèn mà dám nắm thóp thủ trưởng của mày à? Chúng mày đừng tưởng là lính sinh viên đại học thì muốn làm gì cũng được! Tao sẽ cho mày đi làm “hỏa đầu quân” hoặc đầy lên vùng biên ải cho mày trắng mắt ra con ạ!”. Tôi vừa “đọc” đến đó thì đại đội phó gằn giọng, nói nhanh:
- Binh nhì Hùng và binh nhì Thạch, về ngay đơn vị gặp chính trị viên đại đội !
Tôi vụt nghĩ: A, thì ra cuộc “bắt quả tang” này đã được tính trước! Tôi vừa nghĩ vậy thì giật mình khi nhìn thấy Tản Viên đang ngồi trên con thuyền nhỏ, từ từ bơi vào bờ. Đại đội phó cũng đã nhìn thấy Tản Viên, liền đi ngay ra bờ sông, tới nơi thì con thuyền cũng cập bờ. Cả tôi và Hùng lúc ấy đều chết đứng như Từ Hải ! Không biết đại đội phó nói gì với Tản Viên mà thấy cô để cho ông ta lên thuyền và con thuyền bơi trở lại bên kia. Tới giữa sông, con thuyền như dừng lại khoảng năm phút rồi như là có sự vật lộn giữa hai người, rồi chỉ hai phút sau đó, con
thuyền lật úp. Tôi và Hùng cùng thét lên khi nhìn thấy cảnh đó và cùng chạy như bay ra bờ sông. Chúng tôi vừa định nhảy xuống sông thì cùng rú lên kinh ngạc khi thấy Tản Viên nổi lên ngay sát bờ, lôi theo cả đại
đội phó, đã ngất xỉu, như một xác chết!
Chúng tôi làm hô hấp nhân tạo cho đại đội phó, rồi Hùng cõng đại đội phó chạy về đơn vị. Tôi vội hỏi Tản Viên:
- Vừa rồi xảy ra chuyện gì vậy?
- Lúc đầu ông ta nói chở ông ta qua sông có việc khẩn cấp. Nhưng ra tới giữa sông, ông ta nói cho ông ta “ thỏa mãn” thì sẽ tha tội cho anh và Hùng. Em không chịu và nói các anh không có tội gì cả! Ông ta dám xúc phạm em, bảo em xấu xí như thế mà được ông ta “chiếu cố” thì phải cảm ơn chứ, thế là em tức quá, bóp “hạ bộ” ông ta rồi lật thuyền cho chìm luôn! Hình như ông ta không biết bơi? Em sợ quá phải lôi ông ta vào bờ ngay thì vừa gặp các anh tới. Chuyện chỉ có vậy thôi, anh cứ yên tâm, ông ta không dám trả thù đâu vì sẽ bị đau dăm ngày, “đòn đau nhớ đời” mà !
Tôi vội chạy đuổi theo Hùng, nhưng về tới đơn vị mới kịp. Y tá đại đội tiếp tục chăm sóc cho đại đội phó, chúng tôi vội chạy ngay về tiểu đội, tìm tiểu đội trưởng nhưng không thấy đâu, tới giờ sinh hoạt tổ ba người rồi mà!...
Sau chuyện đó, chỉ năm ngày, đại đội phó Tân đã hồi phục sức khỏe. Tôi và Hùng được gọi lên ban chỉ huy đại đội thì đã thấy đại đội phó đang ngồi ở đó. Đại đội phó nói luôn:
- Tác phong quân sự là ngắn gọn, chính xác. Tôi nói ngay thế này: có lệnh của quân lực Trung đoàn điều hai đồng chí về một đơn vị ở Nghệ Tĩnh. Ngày mai lên đường!
- Rõ ! – cả tôi và Hùng đồng thanh, như là phản xạ tự nhiên !
- Vậy là xong việc. Còn đây là câu chuyện nói thêm – đại đội phó “e hèm” rồi nói nhỏ nhẹ - Nếu hai cậu muốn ở lại, tôi có thể giúp. Nhưng hai cậu cũng phải giúp tôi một việc !...
Hùng nhanh nhẩu nói :
- Thủ trưởng cứ nói, đừng nói là một việc mà mười việc chúng em cũng sẵn sàng !
- Giỏi lắm! – Đại đội phó vỗ vai Hùng – Cậu rất hiểu đời. Bây giờ Khu Bốn đang là biển lửa, bọn Mỹ đang tập trung đánh phá tuyến đường huyết mạch vào Nam, các cậu vào đó khó có thể bảo toàn sinh mạng !
- Em còn bố mẹ già và bốn đứa em nhỏ, em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ và nuôi các em !... – Hùng nghẹn ngào như sắp khóc !
- Tôi hiểu hoàn cảnh của cậu ! Vì thế, tôi rất muốn giúp, tôi sẽ nói với quân lực điều người khác, các cậu sẽ được ở lại !
- Em xin đội ơn Thủ trưởng !
Trong khi Hùng đang nắm chặt lấy tay của đại đội phó van vỉ thì tôi thấy máu trong người như sôi lên, tôi như nhìn thấy cái điều kiện mà đại đội phó sẽ thò ra, tôi muốn nói với Hùng hãy nhận ngay quyết định đi Khu Bốn ngay ! Nhưng tôi lại chợt nhớ tới những bức thư đẫm nước mắt của cô em gái Hùng…Tôi hít một hơi dài và từ từ thở ra rồi ngồi im như tượng đá ! Tôi nghe thấy tiếng nói của đại đội phó như là từ ở âm phủ vọng về :
- Các cậu chỉ phải làm giúp tôi một việc rất nhẹ nhàng, rất dễ dàng : đó là làm mai mối cho tôi cưới cô bạn của các cậu là cô Tản Viên làm vợ !
Tôi tuổi Thân, cô ta tuổi Tý, rất hợp duyên số, đêm nào tôi cũng thấy Thần linh báo mộng như vậy ! Nếu làm tốt đẹp chuyện nhân duyên này, các cậu sẽ không phải đi Khu Bốn nữa mà sẽ được ở lại , sẽ làm phù rể cho tôi !...
Máu trong người tôi lại như sôi lên và không biết sự thể sẽ ra sao nếu như Tản Viên không đột ngột xuất hiện ! Tản Viên nói nhỏ nhưng tôi nghe như tiếng sấm :
- Tôi đồng ý điều kiện của đại đội phó !
Đại đội phó còn bất ngờ hơn cả tôi và Hùng . Việc cưới hỏi đã được định ngày : một tháng nữa sẽ ăn hỏi, ba tháng nữa sẽ đám cưới ! Đại đội phó tỏ ra rất hào phóng: cho Hùng về nhà mười ngày thăm bố mẹ và thăng quân hàm cho chúng tôi từ Binh nhì lên Binh Nhất ! Tôi đưa Hùng cả Sáu ngàn đồng – số tiền phụ cấp đầu tiên của anh Binh Nhất ! Hùng ôm chặt lấy tôi mà khóc như trẻ con ! Tôi thì lại thấy đắng ở trong miệng: đời lính sao mà…Tôi không dám nghĩ tiếp nữa mà chạy đi tìm Tản Viên, hỏi cho ra nhẽ ! Lúc gặp Tản Viên, cô tỏ vẻ bình thản như không có chuyện gì xảy ra…
- Tại sao cô lại biết chuyện chúng tôi sẽ bị điều đi Khu 4 ? Tại sao cô lại quyết định như vậy ? Tại sao…
Tản Viên từ tốn nói nhỏ :
- Anh đừng hỏi gì nữa ! Em không thể để các anh bị liên lụy vì em ! Anh không thấy anh Hùng rất tội nghiệp hay sao?
- Vậy cô đồng ý cưới ông ta thật hay sao ? ông ta có xứng đáng làm chồng cô không ?
- Đã bảo anh đừng hỏi gì nữa ! Em không bao giờ đồng ý làm vợ ông ta, dù ông ta có là tướng tá ! Đây chỉ là kế hoãn binh để cứu các anh !...
Trời đất ! Tôi như người đang bay lơ lửng trên không bỗng rơi bịch xuống đất! Cú rơi tuy rất đau nhưng đã hiểu ra đầu đuôi sự việc rắc rối này !
Trong tình thế này, hoãn binh là kế vẹn toàn nhất ! Tôi thầm thán phụcTản Viên. Người ta nói nếu bằng tuổi nhau thì con gái bao giờ cũng hiểusự đời thấu đáo hơn con trai, quả nhiên không sai !
Tuy nhiên, tôi lại phải sống trong sự chờ đợi, thấp thỏm lo âu vì ngày ngày nối tiếp nhau qua đi rất nhanh. Hùng hết hạn nghỉ (tranh thủ - trong thời chiến không có nghỉ phép chính thức mà chỉ linh hoạt cho lính tráng về thăm nhà, gọi là tranh thủ, từ này về sau không còn nữa), đã trở lại đơn vị. Nỗi lo của chúng tôi bị nhân đôi !
Trớ trêu thay là sự đời ! Nghiệt ngã thay là số phận ! Trước ngày ăn hỏi một ngày đã xảy ra một sự cố bất ngờ : Một tốp cường kích (máy bay ném bom) của Mỹ từ phía Tây lén bay qua đèo Yên Ngựa (phía nam dãy núi Tản)
hòng đánh trộm Hà Nội, chúng tưởng bay sát núi như vậy sẽ tránh được sự phát hiện của Ra-đa, nhưng chúng đã bị phát hiện và hai chiếc MIG 17 của không quân ta đã kịp thời xuất kích, đón đánh. Bị đánh bất ngờ, tốp máy bay cường kích của Mỹ hoảng sợ tháo chạy hỗn loạn, thả bom lung tung để nhẹ cánh. Một quả bom đã rơi xuống triền đồi chỗ Tản Viên đang chăn bò, và thật không may, cô ta đã trúng mảnh bom, bị thương rất nặng ! Chúng tôi đã đưa Tản Viên đến quân y viện 5 để cấp cứu. Ai cũng nghĩ Tản Viên khó qua khỏi, còn tôi và Hùng thì vẫn tin rằng Tản Viên không thể chết, chúng tôi luôn mồm cầu xin Bồ Tát, Như Lai, cầu xin các ngài cho Tản Viên sống lại, nhưng cầu đến ngày thứ ba mà Tản Viên vẫn chưa tỉnh lại ! Đại đội phó Tân thấy vậy thì lập tức tuyên bố hủy bỏ cả
đám hỏi và đám cưới ! Tôi và Hùng mừng quá, ôm lấy nhau mà không nóiđược gì, lại cầu Trời, khấn Phật ! Lúc đang khấn Bồ Tát trăm tay ngàn mắt cứu khó phò nguy cho tai qua nạn khỏi thì có tiếng nói vang lên, như là từ trên thinh không :
- Thôi đủ rồi, các anh khỏi phải cầu khấn làm gì nữa, em đã sống lại rồi đây này !
Thì ra là Tản Viên nói, cô ngồi dậy, nhìn chúng tôi mỉm cười, một nụ cười hiền hậu, thánh thiện mà tôi chưa hề thấy ở bất kỳ cô gái nào! Cả tôi và Hùng cùng trố mắt kinh ngạc rồi cùng rụi mắt nhìn lại xem có đúng là Tản Viên đã tỉnh lại hay không? Tản Viên lại nói, tiếng nói cứ như tiếng sáo diều vi vu:
- Không phải là Tản Viên thì còn là ai vào đây nữa! Em được Thần Núi Tản và cả Thần Sông Đà phò trợ nên không thể chết dễ dàng như vậy được! Em đã tỉnh dậy từ hôm qua nhưng vẫn cứ nằm giả chết để kéo dài cái kế hoãn
binh và nghĩ xem có kế sách gì hay tiếp theo hay không, nhưng nghĩ mãi chẳng ra, thì vừa lúc nghe các anh nói ông đại đội phó đã tuyên bố hủy bỏ cái ý đồ quái gở đó!
- Nếu ông ta không tự rút lui thì chúng tôi cũng bắt ông ta phải rút lui!...- Tôi và Hùng tranh nhau nói nhưng thực ra vẫn chưa nghĩ ra cách gì để buộc ông ta từ bỏ ý định đòi cưới Tản Viên. Tản Viên như là cũng biết vậy nên cô lại cười cười như muốn nói:”Thôi bỏ đi, đừng nghĩ đến chuyện này nữa!”…
* * *
Tản Viên ra viện ngay và phải ba ngày sau vết thương mới lành và lên da non. Chúng tôi đang bàn tính làm đại tiệc tại nhà Tản Viên để ăn mừng “tai qua nạn khỏi” thì đơn vị được lệnh cơ động. Thế là đành phải chia tay Tản Viên…Tưởng rằng chỉ di chuyển loanh quanh qua Quốc Oai,Tùng Thiện, Phúc Thọ rồi lại quay về Bất Bạt như mọi khi, ai ngờ đúng chiều Ba mươi Tết năm đó, chúng tôi đươc lệnh “hành quân thần tốc” vào
tận chiến trường Khu Bốn!...
…Đời lính thời chiến là như vậy, thoắt đến thoắt đi như chim!...Đoàn xe máy móc, khí tài của đơn vị chúng tôi hình như đã tới đất Thanh Hóa anh hùng. Tôi ngồi trong ca-bin của xe hiện sóng mà nửa tỉnh nửa mê, thỉnh thoảng đầu đập vào khoang cửa ca-bin là tỉnh, còn thì như đang bơi trên sông Đà cùng với Tản Viên, cùng với câu thơ “ mật khẩu”:
Nước rợn sông Đà con cá nhảy
Mây trùm non Tản cánh diều bay !...
Hình như tiếng anh Lạc lái xe nói:”Yêu rồi chứ gì?Thế mà nói chỉ là bạn! Nếu đã yêu rồi thì khổ đấy, vì đời lính thời chiến không thể hành quân với chữ Yêu!...Hình như Giao thừa đến rồi! Đây là cái Tết thứ ba xa vợ con!...”. Tôi nhìn ra xung quanh, tiếng pháo nổ ran khắp nơi, các phía chân trời đều có chớp sáng nhằng nhằng, vài quả pháo sáng lủng lẳng đây đó, trong tiếng pháo râm ran có cả tiếng bom rền !...
Sài Gòn, 2005 - 2009
Đỗ Ngọc Thạch.
nguồn: vannghechunhat.net
Sơn Tây từ xa xưa đã là phên giậu của kinh đô Thăng Long . “Vùng đất Sơn Tây nẩy một ông / Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hung /Sông Đà núi Tản ai hun đúc ?/ Bút thánh câu thần sớm vãi vung…”– ông này là ông Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, thi sĩ quái kiệt củahai thế kỷ, là một trong số ít những ngôi sao sáng chói nhất trên bầu trời văn chương Việt Nam ở thế kỷ 20.
Trong những năm cuối của thậpniên 1960, tôi đã có cơ duyên được sống và chiến đấu (trong binhchủng Ra-đa) trên quê hương Bất Bạt của thi sĩ Tản Đà, và cũng ở cả những huyện khác của Sơn Tây như Quốc Oai, Tùng Thiện, Phúc Thọ…Đó là thời kỳ chúng ta đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, đơn vị Ra-đa của chúng tôi làm nhiệm vụ dẫn đường cho không quân ta ở sân bay Hòa Lạc …Truyện ngắn này không phải nói về cuộc chiến đấu ác liệt ngày đó, mà nói về một cô gái Sơn Tây – một ký ức vẫn còn nguyên hình nguyên khối trong những năm tháng tuổi thanh niên của tôi – một ký ức đã thôi thúc, ép buộc tôi phải viết bằng được cái truyện ngắn này, dù thời gian đã qua đi gần 40 năm…
* * *
Lúc mới nhập ngũ, tôi ở một đơn vị Ra-đa đóng quân trên quê hương Hưng Yên nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng và những cô thôn nữ đa tình xinh đẹp. Nói đa tình vì các cô thôn nữ ở đây rất thích có người yêu là lính. Mặc dù cái câu ca “Ai ơi chớ lấy binh nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con” được truyền lan rất rộng, nhưng cánh lính binh nhì chúng tôi kiếm người yêu không khó khăn gì. Nhát gái như tôi mà chỉ sau một tuần, tôi đã có người yêu khá xinh, và nếu như lúc đó, tôi muốn có vợ thì bố mẹ cô gái sẽ cho cưới ngay ! Nhưng, lúc đó tôi không hề biết chuyện vợ chồng là như thế nào, gọi là yêu nhưng thực ra chỉ mới là giai đoạn đầu, tức là thích, mến mà thôi. Đó là thời mà tình yêu của tuổi trẻ chúng tôi thật vô tư, trong sáng (Sau này, khi đã giải ngũ, tôi có quay trở về nơi đây tìm lại cô gái đã cho tôi mối tình vụng dại ấy thì được biết cô thôn nữ bé nhỏ ngày nào đã trở thành một cán bộ lãnh đạo cấp huyện và đã có chồng con đề huề !). Nhắc lại cô thôn nữ Hưng Yên một chút vì có liên quan đến cô gái Sơn Tây, nhân vật của truyện ngắn này. Do yêu cầu chiến đấu, một đơn vị Ra-đa mới được thành lập để dẫn đường cho không quân ở sân bay Hòa Lạc thuộc vùng đất Sơn Tây. Tôi được điều tới đơn vị mới đó. Trước khi tôi đi Sơn Tây, mấy cô thôn nữ Hưng Yên nói :
- Sơn Tây là vùng đồi trọc nắng cháy khét, chó ăn đá gà ăn sỏi ! Anh lên đó thì làm gì có nhãn lồng ngọt lịm nữa ! Hay là anh xin ở lại đi !
- Xin sao được ! – Tôi nói ngay – Quân lệnh như sơn !...
- Mà anh đã biết gì về con gái Sơn Tây chưa ? – Một cô vừa cười vừa nói – “Con gái Sơn Tây – Yếm thủng đầu chầy – Răng đen hạt mít, má hồng chôn niêu” !
- Sao cô lại nói xấu người ta như vậy ? – Mặc dù tôi rất ngạc nhiên vì đây là lần đầu tôi nghe đọc câu đó, tôi vẫn không tin lại có chuyện như vậy và cãi - Ở đâu cũng có người đẹp và người xấu ! Người đàn bà xấu nhất Việt Nam là cô nàng Thị Nở ở đất Nam Định mà nhà văn Nam Cao đã mô tả !
Cuộc tranh luận bị chấm dứt vì có lệnh lên đường ngay ! Cùng đi với tôi là anh bạn binh nhì Thế Hùng (người Tuyên Quang – nay đã mất liên lạc). Cô người yêu của Thế Hùng thật là đa cảm, khóc như mưa rào ! Còn cô
người yêu của tôi, chẳng nói được gì, đến phút chót mới dúi vào tay tôi một cái khăn thêu nhỏ thêu hình hai con chim đang bay ríu vào nhau trong một trái tim !...
Trên đường đi Sơn Tây, thỉnh thoảng, Hùng lại đọc câu thơ :
“Rứa là hết, chiều nay ta đi mãi
Còn mong chi ngày gặp lại em ơi !...”
Tôi nói với Hùng :
- Thôi cái giọng ủy mị ấy đi ! Mày phải đọc câu “Bước chân đi đầu không ngoảnh lại !...” Làm người lính thời chiến không được “vương tơ lòng” !
Hùng cười mếu máo :
- Tao là con người chứ có phải gỗ đá đâu ! Mà đá cũng phải mòn dưới dòng nước chảy, “nước chảy đá mòn” đó là gì ?
- Không phải tất cả đều như thế ! Chúng mình phải là đá vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” ! Bây giờ chúng mình đã “xếp bút nghiên theo việc binh đao” thì phải cứng rắn, mạnh mẽ, phải luôn luôn hát vang khúc quân hành “đời chúng ta đâu có giặclà ta cứ đi” và cương quyết “không cho chúng nó thoát ! Chúng bay vào sẽ không có đường ra !” – Tôi cao hứng nói một mạch.
Hùng ngắt lời :
- Thôi, đủ rồi ! Bây giờ chỉ có hai thằng, chẳng ai ghi điểm cho mày đâu ! Bây giờ tao muốn hỏi mày điều này: cái vùng đất Sơn Tây nắng cháy khét “chó ăn đá gà ăn sỏi” ấy như thế nào, mày đã đến đó lần nào chưa ?
- Tao mới đến qua sách vở như mày thôi ! Nhưng dù sao vẫn không thể bỏ ngoài tai lời các cô thôn nữ ở Hưng Yên đã nói. Tao rất sợ nóng. Vậy chúng ta cứ theo cái địa chỉ trong câu thơ của thi sĩ Tản Đà mà đến tắm mát cái đã :
“Nước rợn sông Đà con cá nhảy,
Mây trùm non Tản cái diều bay”.
Hùng nghe nói đến tắm sông là hứng khởi ngay. Ở Hưng Yên, bơi trong những con sông đào của công trình thủy lợi lừng danh một thời Bắc-Hưng-Hải không đã nên hai chữ Sông Đà thật là hấp dẫn đối với chúng tôi !
Xin nói thêm là lần chuyển đến đơn vị mới này, chúng tôi phải tự tìm đường mà đi, từ Hưng Yên (huyện Văn Lâm) tới Sơn Tây (huyện Bất Bạt – quê hương thi sĩ Tản Đà). Chúng tôi đi nhờ ôtô từ Như Quỳnh về Hà Nội, rồi nhờ xe tiếp từ Hà Nội tới thị xã Sơn Tây, còn sau đó là đi bộ…Khỏi phải nói sự sung sướng tột cùng của chúng tôi khi tới Sông Đà, nhảy ào xuống rồi vùng vẫy, bơi tung tăng như con cá !...Quê tôi ở bên bờ Sông Thao, làng quê Hùng có Sông Lô, đều là những con sông nổi tiếng, và chúng tôi đã từng bơi vượt sông nhiều lần, nay đến Sông Đà, chẳng lẽ lại không dám vượt Sông Đà ? Thế là tôi và Hùng quyết định bơi qua bờbên kia ! Có lẽ do chúng tôi đi bộ nhiều và đã quá mệt mỏi nên bơi gần tới bờ bên kia thì tôi đuối sức và bỗng nhiên có cảm giác như bị hút tuột xuống đáy sông, rồi tôi bất tỉnh, không biết gì nữa !...
Do sức trai trẻ và cũng là dân sông nước nên chỉ năm phút sau là tôi đã tỉnh lại, thấy mình đang nằm trên bãi cát bờ sông bên kia. Hùng đang ngồi nói chuyện với một cô gái cao lớn khỏe mạnh như một vận động viên bóng chuyền, nhưng gương mặt thật phúc hậu. Thì ra lúc tôi bị hụt hơi rồi chìm nghỉm, Hùng vì cứu tôi mà cũng bị chìm luôn. May mà lúc đó,Tản Viên – tên cô gái, đang chăn bò gần đó đã nhìn thấy và cứu chúng tôi .
Nhà Tản Viên ở bờ bên kia sông Đà, tức là phía bờ chúng tôi muốn bơi qua, tức đối diện với làng quê của thi sĩ Tản Đà. Vì ngưỡng mộ thi sĩ Tản Đà mà ông bố của cô gái đã đặt tên con là Tản Viên và cũng muốn con mình trở thành thi sĩ. Song, ông chưa kịp nhìn thấy con trưởng thành thì ông đã hi sinh ở chiến trường Điện Biên năm Tản Viên mới năm tuổi (Tản Viên cũng sinh năm 1948, tức bằng tuổi tôi và Hùng). Không biết sau này Tản Viên có thành thi sĩ hay không, nhưng lúc gặp chúng tôi thì cô đang chăn đàn bò mười con, số tài sản chính để nuôi bảy người : ông bà nội, mẹ và bốn chị em mà Tản Viên là thứ hai. Tản Viên cũng có giấy gọi vào đại học nhưng gia cảnh nhà cô quá khó khăn : ông bà nội đều già yếu, mẹ cô bị thương gãy một chân trong đợt đi dân công hỏa tuyến hồi chiến dịch Điện Biên, cho nên người lao động chính trong nhà là cô và người chị chỉ hơn cô một tuổi. Cùng tuổi với chúng tôi, lại cũng có cảnh ngộ chung là đường học vấn bị đứt đoạn (chúng tôi tuy đã là sinh viên đại học Tổng hợp Hà Nội , nhưng mới được ba tháng thì nhập ngũ) nên tôi, Hùng và Tản Viên nhanh chóng trở thành những người bạn thân.
Nhưng, do chỗ đóng quân của đơn vị chúng tôi ở bên này sông, còn nhà Tản Viên lại ở bên kia sông cho nên tình bạn của chúng tôi đầy cách trở và đó cũng là nguyên nhân chính để có cái truyện ngắn này…
* * *
Đối với con gái, lúc mới tiếp xúc, người ta thường chú ý đến hình thức và cái đẹp hình thức quyết định hết thảy. Nhưng qua sự phán xét của thời gian, cái vẻ đẹp hình thức không còn là yếu tố quyết định nữa mà vẻ đẹp tâm hồn – vẻ đẹp nữ tính mới là yếu tố quyết định . Những cô gái mà có được cả hai, tức cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn thì tức là vẹn toàn : đẹp người đẹp nết ! Song, những cô gái được như vậy thật hiếm !
Phải nói một cách công minh rằng cô bạn Tản Viên của chúng tôi không có gì vượt trội về vẻ đẹp hình thức, nếu chấm điểm thì chỉ trung bình, nhưng không hiểu sao, khi tiếp xúc với Tản Viên, cả tôi và Hùng đều không hề có ý nghĩ bình phẩm về hình thức bên ngoài của cô, thậm chí chúng tôi còn thấy Tản Viên rất đẹp mỗi khi nhớ tới mấy câu vần vè ác ý mà các cô thôn nữ ở Hưng Yên đã đọc về cô gái Sơn Tây ! Và điều Tản Viên khiến tôi thật sự kinh ngạc là cô có sức khỏe phi thường : cô có thể cầm hai sừng của con bò mộng mà ghìm đầu nó xuống đất hoặc đẩy nó đi giật lùi ! Tôi hỏi tại sao cô có sức khỏe như vậy thì Tản Viên chỉ cười và nói :
- Có lẽ từ bé, lên sáu tuổi, em đã phải vật lộn với đàn bò và có thể là do ngày nào cũng bơi vượt sông một lần!...
Chúng tôi thường hẹn nhau ở bờ sông, chỗ lần đầu tiên gặp nhau. Mỗi khi Tản Viên dẫn đàn bò tới bờ sông uống nước, thường là vào buổi chiều, thì cô lại thả một con diều sáo bay vi vu trên trời để báo hiệu cho chúng tôi biết là cô đang ở đó. Giờ đó là lúc đơn vị chúng tôi ăn cơm chiều và nghỉ ngơi đến bảy giờ tối là giờ sinh hoạt tập thể (hôm thì nghe nói chuyện thời sự, hôm thì học hát, vân vân và vân vân). Từ năm giờ chiều đến bảy giờ tối, đó là khoảng thời gian trống dài nhất để chúng tôi có thể gặp Tản Viên. Việc đi gặp Tản Viên của chúng tôi phải giữ bí mật vì nói chung, đơn vị cấm mọi quan hệ riêng tư với dân nơi đóng quân. Một tuần chỉ có một lần được vào làng xóm thoải mái gọi là đi “dân vận”, nhưng phải đi tập thể theo từng tổ ba người. Vì thế, khi nghe thấy tiếng sáo diều của Tản Viên, ngó về hướng nhà cô thấy con diều sáo đang lơ lửng trên trời, thì Hùng đọc lên câu “mật khẩu”: Nước rợn sông Đà con cá nhảy / Mây trùm non Tản cánh diều bay, và thế là chúng tôi lẳng lặng đi thật nhanh đến chỗ hẹn (khoảng nửa cây số). Thường là Tản Viên chèo con thuyền nhỏ sang bên bờ sông thuộc địa phận chúng tôi đóng quân, rồi bơi ra giữa sông, hôm thì thi bơi, hôm thì ngồi trên thuyền nói chuyện trên trời dưới biển. Cách một ngày, chúng tôi mới có thể đi gặp Tản Viên được vì cách một ngày trực ban chiến đấu một ngày. Vì thế, việc gặp gỡ của ba chúng tôi không nhiều nhặn gì. Vậy mà chỉ ba tháng sau, những cuộc hẹn hò của chúng tôi đã bị
đại đội phó phát hiện và chuyện gì phải xảy ra đã xảy ra !
Buổi chiều hôm ấy, khi chúng tôi vừa tới chỗ hẹn bờ sông thì bất ngờ gặp đại đội phó Tân . Đại đội phó hỏi ngay :
- Các cậu đi đâu đấy ?
- Báo cáo thủ trưởng, chúng em đi bơi ! – Hùng nói ngay.
- Các cậu có biết đi khỏi doanh trại 100 mét mà không được phép là vi phạm kỷ luật quân đội không ?
- Báo cáo…Chúng em đã xin phép tiểu đội trưởng ! – Hùng lại nói thay cho cả tôi, không hiểu sao nó phản ứng nhanh thế?
Đại đội phó nhếch mép cười, nói rõ từng tiếng :
-Thôi, nói dối đủ rồi đấy ! Chính tiểu đội trưởng các cậu đã báo cáo vớitôi rằng gần ba tháng nay, chiều chiều các cậu lại hẹn hò với một cô gái bên kia sông. Các cậu ép buộc tiểu đội trưởng phải cho các cậu “đi bơi” nếu không thì sẽ tố cáo tiểu đội trưởng “dan díu” với bà Đào mẹ cô Mận !
Tôi cũng nói rõ từng tiếng :
- Báo cáo đại đội phó, chúng em chỉ vô tình nhìn thấy tiểu đội trưởng “dan díu” với bà Đào, chúng em không hề nói với tiểu đội trưởng rằng sẽ tố cáo anh ta. Còn việc chúng em đi bơi trong giờ nghỉ tự do là hoàn toàn hợp pháp. Thủ trưởng hãy thử hỏi chị Tình phó chủ tịch xã xem em nói đúng không ?
Đại đội phó nghe đến mấy tiếng “chị Tình phó chủ tịch xã” thì ngớ người, mặt đỏ bừng rồi phút chốc chuyển sang tím tái, ánh mắt nhìn tôi như muốn tóe lửa! Tôi đọc được ánh mắt ấy:”A! Thằng nhóc, láo! Mày chỉ là binh nhì lính quèn mà dám nắm thóp thủ trưởng của mày à? Chúng mày đừng tưởng là lính sinh viên đại học thì muốn làm gì cũng được! Tao sẽ cho mày đi làm “hỏa đầu quân” hoặc đầy lên vùng biên ải cho mày trắng mắt ra con ạ!”. Tôi vừa “đọc” đến đó thì đại đội phó gằn giọng, nói nhanh:
- Binh nhì Hùng và binh nhì Thạch, về ngay đơn vị gặp chính trị viên đại đội !
Tôi vụt nghĩ: A, thì ra cuộc “bắt quả tang” này đã được tính trước! Tôi vừa nghĩ vậy thì giật mình khi nhìn thấy Tản Viên đang ngồi trên con thuyền nhỏ, từ từ bơi vào bờ. Đại đội phó cũng đã nhìn thấy Tản Viên, liền đi ngay ra bờ sông, tới nơi thì con thuyền cũng cập bờ. Cả tôi và Hùng lúc ấy đều chết đứng như Từ Hải ! Không biết đại đội phó nói gì với Tản Viên mà thấy cô để cho ông ta lên thuyền và con thuyền bơi trở lại bên kia. Tới giữa sông, con thuyền như dừng lại khoảng năm phút rồi như là có sự vật lộn giữa hai người, rồi chỉ hai phút sau đó, con
thuyền lật úp. Tôi và Hùng cùng thét lên khi nhìn thấy cảnh đó và cùng chạy như bay ra bờ sông. Chúng tôi vừa định nhảy xuống sông thì cùng rú lên kinh ngạc khi thấy Tản Viên nổi lên ngay sát bờ, lôi theo cả đại
đội phó, đã ngất xỉu, như một xác chết!
Chúng tôi làm hô hấp nhân tạo cho đại đội phó, rồi Hùng cõng đại đội phó chạy về đơn vị. Tôi vội hỏi Tản Viên:
- Vừa rồi xảy ra chuyện gì vậy?
- Lúc đầu ông ta nói chở ông ta qua sông có việc khẩn cấp. Nhưng ra tới giữa sông, ông ta nói cho ông ta “ thỏa mãn” thì sẽ tha tội cho anh và Hùng. Em không chịu và nói các anh không có tội gì cả! Ông ta dám xúc phạm em, bảo em xấu xí như thế mà được ông ta “chiếu cố” thì phải cảm ơn chứ, thế là em tức quá, bóp “hạ bộ” ông ta rồi lật thuyền cho chìm luôn! Hình như ông ta không biết bơi? Em sợ quá phải lôi ông ta vào bờ ngay thì vừa gặp các anh tới. Chuyện chỉ có vậy thôi, anh cứ yên tâm, ông ta không dám trả thù đâu vì sẽ bị đau dăm ngày, “đòn đau nhớ đời” mà !
Tôi vội chạy đuổi theo Hùng, nhưng về tới đơn vị mới kịp. Y tá đại đội tiếp tục chăm sóc cho đại đội phó, chúng tôi vội chạy ngay về tiểu đội, tìm tiểu đội trưởng nhưng không thấy đâu, tới giờ sinh hoạt tổ ba người rồi mà!...
Sau chuyện đó, chỉ năm ngày, đại đội phó Tân đã hồi phục sức khỏe. Tôi và Hùng được gọi lên ban chỉ huy đại đội thì đã thấy đại đội phó đang ngồi ở đó. Đại đội phó nói luôn:
- Tác phong quân sự là ngắn gọn, chính xác. Tôi nói ngay thế này: có lệnh của quân lực Trung đoàn điều hai đồng chí về một đơn vị ở Nghệ Tĩnh. Ngày mai lên đường!
- Rõ ! – cả tôi và Hùng đồng thanh, như là phản xạ tự nhiên !
- Vậy là xong việc. Còn đây là câu chuyện nói thêm – đại đội phó “e hèm” rồi nói nhỏ nhẹ - Nếu hai cậu muốn ở lại, tôi có thể giúp. Nhưng hai cậu cũng phải giúp tôi một việc !...
Hùng nhanh nhẩu nói :
- Thủ trưởng cứ nói, đừng nói là một việc mà mười việc chúng em cũng sẵn sàng !
- Giỏi lắm! – Đại đội phó vỗ vai Hùng – Cậu rất hiểu đời. Bây giờ Khu Bốn đang là biển lửa, bọn Mỹ đang tập trung đánh phá tuyến đường huyết mạch vào Nam, các cậu vào đó khó có thể bảo toàn sinh mạng !
- Em còn bố mẹ già và bốn đứa em nhỏ, em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ và nuôi các em !... – Hùng nghẹn ngào như sắp khóc !
- Tôi hiểu hoàn cảnh của cậu ! Vì thế, tôi rất muốn giúp, tôi sẽ nói với quân lực điều người khác, các cậu sẽ được ở lại !
- Em xin đội ơn Thủ trưởng !
Trong khi Hùng đang nắm chặt lấy tay của đại đội phó van vỉ thì tôi thấy máu trong người như sôi lên, tôi như nhìn thấy cái điều kiện mà đại đội phó sẽ thò ra, tôi muốn nói với Hùng hãy nhận ngay quyết định đi Khu Bốn ngay ! Nhưng tôi lại chợt nhớ tới những bức thư đẫm nước mắt của cô em gái Hùng…Tôi hít một hơi dài và từ từ thở ra rồi ngồi im như tượng đá ! Tôi nghe thấy tiếng nói của đại đội phó như là từ ở âm phủ vọng về :
- Các cậu chỉ phải làm giúp tôi một việc rất nhẹ nhàng, rất dễ dàng : đó là làm mai mối cho tôi cưới cô bạn của các cậu là cô Tản Viên làm vợ !
Tôi tuổi Thân, cô ta tuổi Tý, rất hợp duyên số, đêm nào tôi cũng thấy Thần linh báo mộng như vậy ! Nếu làm tốt đẹp chuyện nhân duyên này, các cậu sẽ không phải đi Khu Bốn nữa mà sẽ được ở lại , sẽ làm phù rể cho tôi !...
Máu trong người tôi lại như sôi lên và không biết sự thể sẽ ra sao nếu như Tản Viên không đột ngột xuất hiện ! Tản Viên nói nhỏ nhưng tôi nghe như tiếng sấm :
- Tôi đồng ý điều kiện của đại đội phó !
Đại đội phó còn bất ngờ hơn cả tôi và Hùng . Việc cưới hỏi đã được định ngày : một tháng nữa sẽ ăn hỏi, ba tháng nữa sẽ đám cưới ! Đại đội phó tỏ ra rất hào phóng: cho Hùng về nhà mười ngày thăm bố mẹ và thăng quân hàm cho chúng tôi từ Binh nhì lên Binh Nhất ! Tôi đưa Hùng cả Sáu ngàn đồng – số tiền phụ cấp đầu tiên của anh Binh Nhất ! Hùng ôm chặt lấy tôi mà khóc như trẻ con ! Tôi thì lại thấy đắng ở trong miệng: đời lính sao mà…Tôi không dám nghĩ tiếp nữa mà chạy đi tìm Tản Viên, hỏi cho ra nhẽ ! Lúc gặp Tản Viên, cô tỏ vẻ bình thản như không có chuyện gì xảy ra…
- Tại sao cô lại biết chuyện chúng tôi sẽ bị điều đi Khu 4 ? Tại sao cô lại quyết định như vậy ? Tại sao…
Tản Viên từ tốn nói nhỏ :
- Anh đừng hỏi gì nữa ! Em không thể để các anh bị liên lụy vì em ! Anh không thấy anh Hùng rất tội nghiệp hay sao?
- Vậy cô đồng ý cưới ông ta thật hay sao ? ông ta có xứng đáng làm chồng cô không ?
- Đã bảo anh đừng hỏi gì nữa ! Em không bao giờ đồng ý làm vợ ông ta, dù ông ta có là tướng tá ! Đây chỉ là kế hoãn binh để cứu các anh !...
Trời đất ! Tôi như người đang bay lơ lửng trên không bỗng rơi bịch xuống đất! Cú rơi tuy rất đau nhưng đã hiểu ra đầu đuôi sự việc rắc rối này !
Trong tình thế này, hoãn binh là kế vẹn toàn nhất ! Tôi thầm thán phụcTản Viên. Người ta nói nếu bằng tuổi nhau thì con gái bao giờ cũng hiểusự đời thấu đáo hơn con trai, quả nhiên không sai !
Tuy nhiên, tôi lại phải sống trong sự chờ đợi, thấp thỏm lo âu vì ngày ngày nối tiếp nhau qua đi rất nhanh. Hùng hết hạn nghỉ (tranh thủ - trong thời chiến không có nghỉ phép chính thức mà chỉ linh hoạt cho lính tráng về thăm nhà, gọi là tranh thủ, từ này về sau không còn nữa), đã trở lại đơn vị. Nỗi lo của chúng tôi bị nhân đôi !
Trớ trêu thay là sự đời ! Nghiệt ngã thay là số phận ! Trước ngày ăn hỏi một ngày đã xảy ra một sự cố bất ngờ : Một tốp cường kích (máy bay ném bom) của Mỹ từ phía Tây lén bay qua đèo Yên Ngựa (phía nam dãy núi Tản)
hòng đánh trộm Hà Nội, chúng tưởng bay sát núi như vậy sẽ tránh được sự phát hiện của Ra-đa, nhưng chúng đã bị phát hiện và hai chiếc MIG 17 của không quân ta đã kịp thời xuất kích, đón đánh. Bị đánh bất ngờ, tốp máy bay cường kích của Mỹ hoảng sợ tháo chạy hỗn loạn, thả bom lung tung để nhẹ cánh. Một quả bom đã rơi xuống triền đồi chỗ Tản Viên đang chăn bò, và thật không may, cô ta đã trúng mảnh bom, bị thương rất nặng ! Chúng tôi đã đưa Tản Viên đến quân y viện 5 để cấp cứu. Ai cũng nghĩ Tản Viên khó qua khỏi, còn tôi và Hùng thì vẫn tin rằng Tản Viên không thể chết, chúng tôi luôn mồm cầu xin Bồ Tát, Như Lai, cầu xin các ngài cho Tản Viên sống lại, nhưng cầu đến ngày thứ ba mà Tản Viên vẫn chưa tỉnh lại ! Đại đội phó Tân thấy vậy thì lập tức tuyên bố hủy bỏ cả
đám hỏi và đám cưới ! Tôi và Hùng mừng quá, ôm lấy nhau mà không nóiđược gì, lại cầu Trời, khấn Phật ! Lúc đang khấn Bồ Tát trăm tay ngàn mắt cứu khó phò nguy cho tai qua nạn khỏi thì có tiếng nói vang lên, như là từ trên thinh không :
- Thôi đủ rồi, các anh khỏi phải cầu khấn làm gì nữa, em đã sống lại rồi đây này !
Thì ra là Tản Viên nói, cô ngồi dậy, nhìn chúng tôi mỉm cười, một nụ cười hiền hậu, thánh thiện mà tôi chưa hề thấy ở bất kỳ cô gái nào! Cả tôi và Hùng cùng trố mắt kinh ngạc rồi cùng rụi mắt nhìn lại xem có đúng là Tản Viên đã tỉnh lại hay không? Tản Viên lại nói, tiếng nói cứ như tiếng sáo diều vi vu:
- Không phải là Tản Viên thì còn là ai vào đây nữa! Em được Thần Núi Tản và cả Thần Sông Đà phò trợ nên không thể chết dễ dàng như vậy được! Em đã tỉnh dậy từ hôm qua nhưng vẫn cứ nằm giả chết để kéo dài cái kế hoãn
binh và nghĩ xem có kế sách gì hay tiếp theo hay không, nhưng nghĩ mãi chẳng ra, thì vừa lúc nghe các anh nói ông đại đội phó đã tuyên bố hủy bỏ cái ý đồ quái gở đó!
- Nếu ông ta không tự rút lui thì chúng tôi cũng bắt ông ta phải rút lui!...- Tôi và Hùng tranh nhau nói nhưng thực ra vẫn chưa nghĩ ra cách gì để buộc ông ta từ bỏ ý định đòi cưới Tản Viên. Tản Viên như là cũng biết vậy nên cô lại cười cười như muốn nói:”Thôi bỏ đi, đừng nghĩ đến chuyện này nữa!”…
* * *
Tản Viên ra viện ngay và phải ba ngày sau vết thương mới lành và lên da non. Chúng tôi đang bàn tính làm đại tiệc tại nhà Tản Viên để ăn mừng “tai qua nạn khỏi” thì đơn vị được lệnh cơ động. Thế là đành phải chia tay Tản Viên…Tưởng rằng chỉ di chuyển loanh quanh qua Quốc Oai,Tùng Thiện, Phúc Thọ rồi lại quay về Bất Bạt như mọi khi, ai ngờ đúng chiều Ba mươi Tết năm đó, chúng tôi đươc lệnh “hành quân thần tốc” vào
tận chiến trường Khu Bốn!...
…Đời lính thời chiến là như vậy, thoắt đến thoắt đi như chim!...Đoàn xe máy móc, khí tài của đơn vị chúng tôi hình như đã tới đất Thanh Hóa anh hùng. Tôi ngồi trong ca-bin của xe hiện sóng mà nửa tỉnh nửa mê, thỉnh thoảng đầu đập vào khoang cửa ca-bin là tỉnh, còn thì như đang bơi trên sông Đà cùng với Tản Viên, cùng với câu thơ “ mật khẩu”:
Nước rợn sông Đà con cá nhảy
Mây trùm non Tản cánh diều bay !...
Hình như tiếng anh Lạc lái xe nói:”Yêu rồi chứ gì?Thế mà nói chỉ là bạn! Nếu đã yêu rồi thì khổ đấy, vì đời lính thời chiến không thể hành quân với chữ Yêu!...Hình như Giao thừa đến rồi! Đây là cái Tết thứ ba xa vợ con!...”. Tôi nhìn ra xung quanh, tiếng pháo nổ ran khắp nơi, các phía chân trời đều có chớp sáng nhằng nhằng, vài quả pháo sáng lủng lẳng đây đó, trong tiếng pháo râm ran có cả tiếng bom rền !...
Sài Gòn, 2005 - 2009
Đỗ Ngọc Thạch.
nguồn: vannghechunhat.net
Tướng sát phu
Cô gái Sơn Tây và anh lính binh nhì
Sơn Tây từ xa xưa đã là phên giậu của kinh đô Thăng Long . “Vùng đất Sơn Tây nẩy một ông / Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hung /Sông Đà núi Tản ai hun đúc ?/ Bút thánh câu thần sớm vãi vung…”– ông này là ông Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, thi sĩ quái kiệt củahai thế kỷ, là một trong số ít những ngôi sao sáng chói nhất trên bầu trời văn chương Việt Nam ở thế kỷ 20.
Con gái viên đại úy
Huyền thoại Lý toét
Cô Dâu Gặp Nạn
Nghe nói Trần Thị Thương Huyền là hậu duệ của Công Chúa Huyền Trân (*) nên đám cưới của Thương Huyền và Lê Tiền Tài sẽ rất đông người tới dự.
Các bài khác...
Page 31 of 39
Nhãn: truyện ngắn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét