dongoclong2010

dongoclong2010

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

chuyện tình đồi hoa sim (trích chương 1) - Đỗ Ngọc Thạch

Chuyện tình đồi hoa sim - Tiểu thuyết mini Đỗ Ngọc Thạch - trích chương 1

Published on 12/30,2011

http://img.photo.yume.vn/photo/pictures/20090725/chumme_123/thumbnail/140x140/crop/hoa-sim-010217.jpg

Chuyện tình đồi hoa sim (tiểu thuyết mini)

Thứ năm, 29 Tháng 12 2011 14:39 TRUYỆN Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Chương 1
Cẩm Hương là con gái một của hai cầu thủ bóng chuyền chuyện nghiệp Văn Hải – Cẩm Hà. Cầu thủ trẻ tuổi Cẩm Hà có thai Cẩm Hương từ năm 20 tuổi, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp.
Vì thế, có thể nói Cẩm Hương biết đánh bóng chuyền “từ trong bụng mẹ” và cuộc đời của Cẩm Hương như là đã được định sẵn: làm cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp như mẹ và cha và cô còn có lợi thế là cô cao những 1,76 mét, hơn cả cha và mẹ những hai phân. Dự tính của cha và mẹ Cẩm Hương là Cẩm Hương sẽ thi vào Khoa bóng chuyền của Trường Đại học TDTT, sẽ được đào tạo chính qui chứ không làm cầu thủ rồi mới đi học như mẹ, vì mê cầu thủ bóng chuyền Văn Hải mà thành cầu thủ bóng chuyền rồi thành vợ Văn Hải luôn!...

Năm Cẩm Hương tốt nghiệp THPT và thi vào Đại học TDTT cũng là năm cả hai vợ chồng Văn Hải, Cẩm Hà cùng từ biệt cuộc đời cầu thủ: Văn Hải về Sở TDTD phụ trách bộ môn bóng chuyền còn Cẩm Hà làm Huấn luyện viên của đội tuyển bóng chuyền nữ của tỉnh. Trong những ngày đầu làm huấn luyện viên bóng chuyền, người mẹ Cẩm Hà bỗng nhận ra một cách rất rõ ràng rằng: người vận động viên bóng chuyền phải chịu đựng một chế độ luyện tập rất khắc nghiệt mà cuộc đời cầu thủ “quần đùi áo số” thì nước mắt nhiều hơn nụ cười, buồn nhiều hơn vui nếu không liên tục chiến thắng – điều mà không phải đội bóng nào cũng đạt được! HLV Cẩm Hà ngạc nhiên khi thấy sao trước đây, thời còn làm cầu thủ mình không bao giờ có suy nghĩ như thế, thậm chí rất ít nghĩ ngợi mà luôn luôn bị cuốn hút vào những trận đấu nảy lửa, thắng trận thì hò reo còn thua trận thì…khóc! Mà đội bóng của Cẩm Hà, một đội bóng của một tỉnh nghèo, đầu tư chưa thỏa đáng cho nên chưa bao giờ chạm vào Huy chương Đồng trong các mùa thi đấu, chứ đừng nói tới Huy chương Vàng, Bạc! Suy nghĩ mãi đến sự “bạc mệnh” của đời người cầu thủ “quần đùi áo số”, người mẹ Cẩm Hà đã đột ngột đưa ra một quyết định: không cho cô con gái Cẩm Hương theo cái nghiệp “quần đùi áo số” này nữa! Và người mẹ thật bất ngờ khi trao đổi với chồng thì ông Văn Hải cũng đang suy nghĩ như vậy, từ khi thôi làm cầu thủ mà chuyển về Sở TDTT! Khi cha và mẹ Cẩm Hương nói với cô ý nghĩ đó thì Cẩm Hương như là đã biết trước, nói ngay: “Hồi Tết, bà ngoại đã nói với con điều này rồi. Bà còn nói là con nên thi vào trường Đại học Sư phạm mà nhất định phải là Khoa Toán!”. Cả bố và mẹ Cẩm Hương cùng nói “À ra thế!” rồi người mẹ còn hỏi thêm: “Tại sao bà ngoại lại nói thi vào Khoa Toán? Liệu có khó cho con không?”. Cẩm Hương cười rất vô tư, nói ngay: “Hình như mẹ mải mê với quả bóng mà quên mất rằng bà Ngoại đã từng hai mươi năm làm cô giáo dạy Toán hay sao? Bà Ngoại bảo, Toán học là chìa khóa của mọi khoa học, cho nên phải giỏi Toán đã rồi muốn làm gì thì làm! Cũng may cho con là từ hồi đi học tới giờ, môn Toán của con luôn đạt điểm cao nhất lớp, bởi con cũng rất thích môn Toán!”. Cả bố và mẹ Cẩm Hương lại cùng “À ra thế” rồi bố Cẩm Hương nói ngay: “Vậy thì còn chờ gì nữa, chúng ta đi nhà hàng ăn mừng cho quyết định “đổi chiều gió” quan trọng này: Con sẽ không làm cầu thủ bóng chuyền nữa mà sẽ thành cô giáo dạy Toán!”.

Thực ra thì mẹ Cẩm Hương không thể quên mất chuyện bà Ngoại đã có hai mươi năm làm cô giáo dạy Toán của trường Huyện. Chỉ có điều từ hồi bà Ngoại lấy ông Ngoại – cô giáo dạy Toán trường Huyện đã chết mê chết mệt một cầu thủ bóng chuyền, chính là ông Ngoại – thì mọi câu chuyện đều xoay tròn theo quả bóng và mọi người như đã quên đi hình ảnh bình dị của cô giáo dạy Toán trường Huyện mà lóa mắt trước ngôi sao bóng chuyền, đã từng có mặt trong đội tuyển quốc gia, là ông Ngoại! Giờ đây, nghe Cẩm Hương nói đến bà ngoại, cả bố và mẹ Cẩm Hương đều giật mình như người vừa tìm thấy lại một báu vật đã bị che lấp khá lâu trong ký ức! Mẹ Cẩm Hương nghĩ thầm, con bé Cẩm Hương quả là nó rất giống bà Ngoại. Thảo nào bà Ngoại rất cưng chiều nó, hai bà cháu mà gặp nhau là quấn quýt lấy nhau như đôi tình nhân! Thế thì cho nó thi vào Khoa Toán Đại học Sư phạm là “đúng số” rồi! Còn bố Cẩm Hương thì nghĩ, hồi còn đi học, mình rất giỏi Toán, đáng lẽ nghe lời ông bác thi vào Khoa Toán Đại học Tổng hợp, ông chú lại bảo, mày cao như cây sào, không vào học bộ môn bóng chuyền trường Đại học TDTT thì môn bóng chuyền nước nhà mất đi một cầu thủ tài năng! Thế là thành cầu thủ chủ công của đội bóng chuyền tỉnh nhà, khi mà phong trào thể thao bùng nổ ở khắp mọi nơi! Nếu ông chú, vốn là một Huấn luyện viên bóng chuyền, - không quyết lôi kéo thằng cháu cao kều đi theo nghiệp bóng chuyền thì biết đâu bây giờ môn Toán học nước nhà đã có thêm một Tiến sĩ Toán học như ông bác! Vì thế con bé Cẩm Hương thi vào Khoa Toán trường Đại học Sư phạm thì nhất định sẽ đậu thủ khoa bởi nó có gien di truyền giỏi Toán của bố nó!

Ba người trên đường ra nhà hàng đặc sản “Con Nai Vàng” thì thật bất ngờ khi gặp thầy giáo dạy Toán lớp 12 của Cẩm Hương. Cứ như là có bàn tay sắp xếp bí ẩn nào đó đang làm việc rất ngẫu hứng mà cũng rất được lòng người! Khi thầy giáo dạy Toán nghe bố Cẩm Hương nói lý do của bữa tiệc, ông đã reo lên như một cậu học trò trúng tuyển và nhận chịu một nửa kinh phí của bữa tiệc, bởi theo như ông nói thì phải “ăn bằng tiền” của ông – một thầy giáo dạy Toán gần ba mươi năm trong nghề thì mới chắc đậu thủ khoa! Quả nhiên, lời ông thầy dạy Toán của Cẩm Hương chính xác như…Toán học, kỳ thi đại học sau đó, Cẩm Hương đã đậu Thủ khoa mà không có đối thủ cạnh tranh!

*

Trong suốt thời gian Cẩm Hương học Trung học Phổ thông, hầu như cả bố Văn Hải và mẹ Cẩm Hà đều không phải lo đến chuyện học hành của con gái bởi mỗi khi Cẩm Hương đưa giấy báo kết quả học tập từng học kỳ, từng năm học về nhà thì không ai có thể có ý kiến gì vì Cẩm Hương đều đạt điểm 9 và 10 tất cả các môn học. Nếu như bố và mẹ Cẩm Hương có muốn lo chuyện học hành của con gái thì cũng không có thời gian bởi đó là những năm cả hai người đều bị cuốn hút vào những trận quyết đấu của đủ các loại giải bóng chuyền trong tỉnh cũng như khu vực rồi quốc gia. Có lẽ cũng vì mải mê với quả bóng mà bố mẹ quên cả tuổi đi học của cô con gái: khi Cẩm Hương mới Năm tuổi, nhưng do Cẩm Hương đã cao lớn bằng những đứa trẻ bảy, tám tuổi con hàng xóm và hay chơi đùa với chúng, nên khi chúng vào học lớp Một thì bố mẹ Cẩm Hương cũng cho con đi học cùng. Trường tiểu học (và cả các bậc học khác) ở tỉnh vùng cao khi ấy rất ít học sinh cho nên các thầy cô giáo cũng không xét nét chuyện đi học có đúng tuổi hay không, có thêm một học sinh chẳng chết ai mà lớp học thêm đông vui! Thế là Cẩm Hương vào lớp Một sớm những hai năm. Nếu như Cẩm Hương học kém thì người ta sẽ xem lại tuổi tác và bắt lưu ban, chờ đủ tuổi. Nhưng điều đó đã không xảy ra, bởi Cẩm Hương học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp! Càng học lên, Cẩm Hương càng cao lớn cho nên vấn đề xem lại tuổi tác hầu như không ai chú ý tới. Năm lên lớp Mười, tức mới 14 tuổi, Cẩm Hương đã cao 1,65 mét, không những cao nhất lớp mà nhất cả trường, có tính cả các thầy cô giáo, vì các thầy cô giáo ở trường của Cẩm Hương hầu hết đều không cao quá 1,60 mét, duy nhất chỉ có thầy giáo Hiệu trưởng là cao 1,63 mét!

Vì cao lớn và lại học giỏi cho nên tất cả đám con trai không ai dám đến gần Cẩm Hương, chứ đừng nói đến chuyện trêu chọc, tán tỉnh này nọ. Mặt khác, dường như chất nữ tính trong cơ thể Cẩm Hương chưa phát triển cho nên thân hình cô vừa cao vừa gày, nhìn xa gần giống như nhân vật Đôn-ki-hô-tê của nhà văn người Tây Ban Nha Xec-van-tet, thậm chí nếu cải nam trang thì sẽ rất giống! Tình trạng này diễn ra từ lớp Mười trường trung học phổ thông cho đến khi Cẩm Hương tốt nghiệp đại học, khi đã 20 tuổi. Tức cho đến lúc đó, Cẩm Hương chưa hề có tình cảm nam nữ với ai. Hoặc nói theo “ngôn ngữ tình trường” thì Cẩm Hương vào đời mà chưa hề có một mảnh tình vắt vai!

*

Cẩm Hương tốt nghiệp với điểm số cao nhất lớp. Giáo sư Tổ trưởng bộ môn đề nghị giữ cô ở lại phụ giảng và làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh nhưng những người ở Phòng Tổ chức cán bộ nói: “Bây giờ tiêu chuẩn đào tạo cán bộ giảng dạy phải chú ý cả hình thức, tức là nam thì phải đẹp trai, là nữ thì phải xinh gái, không được như tài tử điện ảnh hoặc người mẫu thời trang thì cũng phải “sạch nước cản”! Đằng này cô Cẩm Hương vừa cao lớn quá khổ vừa không có nữ tính, làm cô giáo sẽ gây “sốc” cho sinh viên, làm cho hình ảnh của người cán bộ giảng dạy bị méo mó, dị dạng!”. Giáo sư Tổ trưởng bộ môn đành chịu thua nhưng vẫn bực mình với Phòng Tổ chức, bèn đề nghị giữ lại hai cô gái xinh đẹp nhất nhì lớp nhưng cũng học kém nhất nhì lớp! Vị giáo sư làm vậy tưởng rằng phòng Tổ chức cán bộ sẽ bị “sốc” mà phải suy nghĩ lại chuyện cô học trò giỏi Cẩm Hương, nhưng thật không ngờ, Phòng Tổ chức cán bộ đồng ý giữ lại Khoa cả hai người đẹp! Mọi người ai cũng ngạc nhiên thì ông Trưởng phòng TCCB giải thích: “Sắp tới có cuộc thi Hoa hậu Giảng đường Đại học, cho hai cô này đi thi thì sẽ đem cả giải Hoa hậu và Á hậu về Khoa! Đây sẽ là sự kiện mang tính lịch sử của Khoa Toán vì từ khi có Khoa Toán đến nay, các nữ giáo viên đều bị coi là “ma chê, quỷ hờn”! Hết thắc mắc chưa?”. Nói vậy thì còn ai thắc mắc được nữa?

Rút cục, Cẩm Hương được phân về Sở Giáo dục tỉnh nhà, Sở phân về trường THPT của tỉnh. Nhưng, hình như Ban Giám hiệu của trường THPT cũng đồng quan điểm với ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ kia cho nên từ chối không nhận Cẩm Hương. Sở phải thông báo cho các Huyện, Huyện nào thích thì …”cho không”! Ông chủ tịch Huyện An Sinh vốn là một cầu thủ bóng chuyền nghiệp dư, cũng là Fan hâm mộ đôi vợ chồng cầu thủ bóng chuyền Văn Hải – Cẩm Hà, tức cha và mẹ của Cẩm Hương, nên khi lên tỉnh họp, biết có cô gái Cẩm Hương như thế, như thế thì lệnh cho Trưởng Phòng Giáo dục Huyện lên Sở Giáo dục xin ngay Cẩm Hương về Huyện với lời nói sau cùng nhắc đi nhắc lại tới ba lần: “Phải đưa bằng được cô gái Cẩm Hương về Huyện, đó sẽ là hạt giống bóng chuyền quý giá của Huyện ta! Phải đưa Cẩm Hương về Huyện bằng mọi giá! Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, cậu sẽ bị mất chức!”. Để cho chắc ăn, ông chủ tịch Huyện còn sang Sở Giáo dục canh chừng xem có ai tới lấy mất báu vật của ông hay không!

Nhờ sự nhanh tay của ông Chủ tịch Huyện mà Cẩm Hương được điều về Huyện An Sinh rất mau lẹ. Cẩm Hương được tự chọn ở lại Phòng Giáo dục Huyện hoặc về trường THPT của Huyện. Dĩ nhiên là Cẩm Hương chọn về trường THPT, bởi cô không biết ở phòng Giáo dục Huyện thì sẽ làm cái gì?

*

Trường THPT An Bình của huyện An Sinh vốn là một trường THCS được “nâng cấp” nhờ tiền tài trợ của hai Việt kiều. Khi chưa nâng cấp, trường vốn có tên là trường THCS Đồi Sim vì trường chỉ là một căn nhà tranh vách đất năm gian nằm trơ trọi trên một quả đồi mọc toàn cây sim, loại thấp và mọc thành từng lùm nhỏ lúp xúp, có xen lẫn những bụi cây mua nho nhỏ. Trước nữa, đây chỉ là một trường tiểu học. Nhưng không hiểu vì sao, tuy cơ sở vật chất nghèo nàn nhưng cây cỏ ở quả đồi này bốn mùa xanh tốt, dưới chân đồi người ta còn đào được một cái giếng nước trong mát vô cùng, người ta liền làm một dãy nhà cũng năm gian cho các thầy cô giáo xa quê tạm trú. Vào mùa khô hạn, những cái giếng quanh vùng đều cạn nước nhưng giếng của trường không hề vơi cạn! Cái giếng của trường Đồi Sim đã cứu hạn cả làng. Điều đặc biệt là học sinh của trường Đồi Sim đều học giỏi và sau đều vào đại học cho nên ai cũng nói Đồi Sim là đất lành, đất học. Đó cũng chính là lý do hai nhà doanh nghiệp Việt kiều khi về thăm quê hương đã quyết định đầu tư nâng cấp trường THCS Đồi Sim thành trường PTTH An Bình.

Sau khi nâng cấp, trường PTTH An Bình hiện ra sừng sững trên đồi sim như là có phép Tiên. Cái nhà tranh vách đất năm gian ngày xưa đã biến thành cái nhà hai tầng mười gian cho hai mươi phòng học đẹp như tranh. Hai đầu dãy nhà tầng là hai dãy nhà trệt năm gian làm thành chữ U bao bọc lấy cái sân trường rộng mênh mông. Cổng trường cũng được xây theo kiểu mới: hai cái trụ cổng hai bên là hai bức tường rộng bằng cái bảng đen, bên trái là tên trường đắp nổi, bên phải là câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, cũng đắp nổi. Hai hàng cọc rào chạy hai bên cổng được xây khá đẹp và cho trồng 12 cây bàng và phượng xen kẽ. Hai dãy nhà trệt năm gian dùng làm phòng Ban Giám hiệu, phòng các Tổ bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện,v.v…Đằng sau hai dãy nhà trệt là vườn trường do tổ Sinh vật quản lý. Nói tóm lại, cơ ngơi của trường PTTH An Bình vừa đẹp vừa hiện đại, hơn hẳn các trường cùng đẳng cấp huyện và các trường thuộc đẳng cấp tỉnh, thành phố cũng khó có thể qua mặt!

Khi Cẩm Hương về trường PTTH An Bình của huyện An Sinh thì trường đã nâng cấp được một năm. Những cây bàng, cây phượng trồng hai bên cổng trường đã cao vượt đầu người và bắt đầu đâm cành xòe lá xanh mơn mởn. Nhìn quang cảnh trường, Cẩm Hương rất thích và ngày nào cô cũng tham gia tưới cây cùng các học trò. Việc tưới cây tuy có hơi nặng nhọc vì phải gánh nước từ cái giếng dưới chân đồi lên, nhưng tạo nên cảm giác rất sảng khoái, khi tưới xong, nhìn những lá cây xanh mướt đang đung đưa trước gió, có cảm giác như nhìn thấy nước đang từ rễ cây chạy ra từng cái lá cây bé nhỏ kia!

Cẩm Hương được bố trí ở trong khu tập thể của giáo viên ở cạnh cái giếng dưới chân dồi, tất nhiên là cái nhà tranh vách đất ngày xưa cũng đã được thay bằng một dãy mười hai căn phòng nhà trệt, tường xây, mái tôn chắc chắn. Vì là trường mới nâng cấp nên số giáo viên tạm trú tại khu tập thể đã kín mười hai căn phòng, có mười cô và hai thầy, đều chưa tới ba mươi tuổi, trai chưa vợ, gái chưa chồng. Sau này, nếu có thêm giáo viên thì sẽ phải ở chung hai người một phòng. Cạnh phòng Cẩm Hương là cô giáo dạy văn Thanh Phi, về trường trước Cẩm Hương ba ngày, cùng một khóa với Cẩm Hương. Khi vừa nhìn thấy Cẩm Hương, Thanh Phi đã nhào tới nắm chặt tay Cẩm Hương mừng rỡ rối rít: “Ôi, cứ tưởng trường ta chỉ có một mình tớ về đây, đang buồn muốn chết! Sao nghe nói cậu được giữ lại trường cơ mà? À, phải rồi, vật đổi sao dời, làm sao mà biết trước? Trước đây chúng ta chỉ biết nhau mà chưa truyện trò vì hai đứa ở hai khoa. Giờ về đây thì là bạn cùng trường, chúng ta phải coi nhau như chị em, bảo vệ nhau thì mới tồn tại được nơi đất khách quê người này!...”.

*

Cẩm Hương và Thanh Phi là đôi bạn “cọc cạch” một cao một thấp (Thanh Phi chỉ cao mét rưỡi - 1,50 mét), một béo mập, một gày gò, tất nhiên là cao thì gày (Cẩm Hương – còn có biệt danh là Cò Hương) và thấp lùn thì béo mập (Thanh Phi – còn có biệt danh là Thùng Phi). Kiểu cặp đôi cọc cạch này đã rất nổi tiếng trong Làng Báo chí thời trước Cách mạng Tháng Tám như Lý Toét – Xã Xệ, hoặc sau này, báo Thiếu niên Tiền Phong có cặp đôi Bóng Nhựa – Bút Thép cũng làm nên chuyện (Bóng Nhựa do nhà báo Cửu Thọ vào vai, Bút Thép do nhà báo Mạnh Chuẩn đảm nhiệm). Cặp đôi Cẩm Hương – Thanh Phi (Cò Hương – Thùng Phi) này cũng chính là hai nhân vật chủ chốt của tiểu thuyết “Mối tình Hoa Sim” này bởi đây là hai tính cách rất độc đáo và đối ngược nhau: Cẩm Hương có vẻ ngờ nghệch, lớ ngớ trong cuộc sống đời thường thì Thanh Phi rất nhanh tay lẹ mắt, biến báo rất linh hoạt; Cẩm Hương ngu ngơ, dại khờ trong tình cảm nam nữ thì Thanh Phi đã biết “mùi đàn ông” từ thuở mười ba và cô thường rất hay đọc câu ca dao: Lấy anh từ thuở mười ba / Đến nay mười tám em đà năm con / Ra đường thì tưởng còn son / Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng! Tất nhiên thân hình khiêm tốn về chiều cao của Thanh Phi tràn trề nữ tính (cặp mắt lúng liếng hơn cả Thị Mầu, cặp môi mọng ướt như mời gọi, ngực căng tròn như hai trái dừa xiêm…),chứ không “thẳng đuỗn”, “trước sau như một”, “tấm phản di động”…như Cẩm Hương!

Một hôm, có một cô bé học sinh lớp chín, đến khu tập thể giáo viên có việc gì đó vào buổi tối, bất chợt nhìn thấy Cẩm Hương thì buột miệng “Chào Thầy!...” đã khiến cho Cẩm Hương giật mình hoảng hốt và bắt đầu suy nghĩ về cái gọi là “Nữ tính” của con người mình. Trước đây, từ hồi còn học đại học, Cẩm Hương cũng thỉnh thoảng nghe bạn bè xì xào rằng cô không có “Nữ tính”, nhưng cô bỏ ngoài tai vì có lần hỏi mẹ về chuyện này, mẹ giải thích: “Cái người ta gọi là Nữ tính đó thực ra phải gọi là “đĩ tính”, tức người phụ nữ đó chỉ biết và chỉ muốn làm chức phận đàn bà, ngoài ra không thể và không muốn làm gì khác. Còn những người như chúng ta, phải lo học hành suốt đời và trăm công ngàn việc kiếm sống thì cái gọi là Nữ tính kia nó có thuyên giảm đi ít nhiều nên có vẻ như ít Nữ tính! Đó là qui luật của cuộc sống!”. Song, bây giờ có đứa học trò gái lại chào Cẩm Hương là “Thầy” thì quả là có chuyện! Chẳng lẽ chỉ vì không yêu đương, không quan hệ nam nữ mà mình đã biến (sẽ biến) thành đàn ông? Nghĩ cả ngày vẫn không thấy rõ câu trả lời, đến tối, Cẩm Hương đem chuyện “Chào Thầy” ra nói với Thanh Phi thì Thanh Phi cười ầm lên rồi ôm chầm lấy Cẩm Hương rồi đè Cẩm Hương xuống giường, làm những động tác như của một tên “Yêu râu xanh” đang cưỡng bức gái nhà lành, khiến cho Cẩm Hương thấy nhột vô cùng và rồi chân tay như bị tê liệt, không thể chống cự nổi! Lúc ấy, Thanh Phi vừa từ từ lột hết quần áo bạn ra vừa nhẹ nhàng nói: “Ai dám bảo bạn Cẩm Hương của tôi đã hóa thành đàn ông? Thì vẫn là trong ngọc trắng ngà , rày rày sẵn đúc một tòa thiên nhiên đó thôi!...Nhưng quả là có kém phần bóng bảy, nở nang, khêu gợi quyến rũ! Nhưng không sao, ta sẽ giúp bạn ta trở thành một tuyệt sắc giai nhân với một thân hình bốc lửa có thể thiêu cháy bất cứ đấng mày râu nào!”…

Cô bạn Thanh Phi của Cẩm Hương có phép thuật cao siêu hay không, có quyền năng vô biên hay không mà nói cao giọng như vậy, xin mời xem tiếp Chương Hai sẽ rõ.

(Hết Chương Một)

Sài Gòn, tháng 6-2010

Đỗ Ngọc Thạch
< LùiTiếp theo >
http://image2.chaobuoisang.net/cs/2011/11/27/bong-chuyen-vn-nhin-tu-sea-games-26-can-su-dot-bien.jpg

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
1Chuyện tình đồi hoa sim (chương 6)5
2Chuyện tình đồi hoa sim (chương 5)6
3Chuyện tình đồi hoa sim (chương 4)3
4Chuyện tình đồi hoa sim (chương 3)5
5Chuyện tình đồi hoa sim (Chương 2)6
6Chuyện tình đồi hoa sim (tiểu thuyết mini)6
7Thân gái dặm trường (Chương 6 và hết)52
8Thân gái dặm trường (Chương 5)44
9Thân gái dặm trường (Chương 4)44
10Thân gái dặm trường (Chương 3)34
11Thân gái dặm trường (Chương 2)36
12Thân gái dặm trường (tiểu thuyết mini)38
13Anh hùng thọ nạn57
14Người đưa thư49
15Ca trực đêm giao thừa49
16Trộm Long tráo phụng44
17Nữ võ sĩ huyền đai33
18Võ trạng nguyên truyện27
19Cô Tấm và quả thị27
20Đầu năm xuất hành: Về quê30
21Người đánh đàn Klong Put (Hay là Quà Tặng Tuổi 20)55
22Trạng Me đè trạng Ngọt40
23Siêu mẫu chân dài46
24Âm mưu và tình yêu39
25Qua sông bằng đò69
26Địa linh nhân kiệt74
27Thượng kinh ký sự (hay là ba lần tới thủ đô)56
28Vi hành60
29Tượng nhà mồ54
30Lột da mặt159
Trang 1 trong tổng số 2

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


Tiêu đề của danh mụcSố truy cập
31Chuyện tình Sơn Nữ58
32Người con gái sông La59
33Thời gian56
34Chị em sinh ba148
35Ký ức binh nhì102
36Những Điều Bất Ngờ - Chùm truyện mini Đỗ Ngọc Thạch116
37Người cuối cùng của một dòng họ võ tướng108
38Tôi làm gia sư118
39Chuyện học hành66
40Mùng ba Tết thầy93
41Cô giáo mầm non113
42Bạn học lớp bốn90
43Bạn học lớp bảy65
44Chuyện của nhà địa chất70
45Bạn học lớp ba60
46Bạn học lớp hai67
47Tướng sát phu158
48Cô gái Sơn Tây và anh lính binh nhì132
49Con gái viên đại úy144
50Huyền thoại Lý toét109
51Cô Dâu Gặp Nạn105
52Bác sĩ thú y91
53Bác sĩ đồng quê104
54Nhật ký của một cô giáo trường huyện118
55Nhật ký của một cô giáo trường làng102
56Sự tích chim đa đa187
57Lời thề thứ hai140
58Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng303
59Mẹ Đốp296
Trang 2 trong tổng số 2





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét