dongoclong2010

dongoclong2010

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - trích : Vi hành











Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên vannghechunhat.net - Trích: Vi hành



Vi hành




Vi hànhChỉ còn hơn hai ngày nữa là hết năm 2009. Phải chia tay với năm 2009 thì thật là buồn vì đây là năm có nhiều điều thú vị. Song, dù muốn hay không thì vẫn phải chia tay! Vì thế, trong những ngày cuối năm này, tôi ngồi lưu vàoBộ nhớ những gì thích thú nhất!...
Chuông điện thoại cắt ngang những dòng ký ức ào ạt bay về! Thì ra người gọi điện thoại là một người bạn cũ, giờ đã là quan chức đứng đầu hàng Tỉnh ở Miền Bắc. Người bạn này muốn làm một cuộc Vi hành ở Miền Nam và muốn nhân cuộc hội ngộ với bạn cũ, nhờ tôi làm người dẫn đường! Tôi bảo, sao không Vi hành ở Miền Bắc là địa bàn quen thuộc mà lại đến vùng đất lạ, thì ông ta không trả lời ngay mà nói lấp lửng kiểu “Hạ hồi phân giải”!
Kế hoạch chuyến Vi hành của chúng tôi chỉ là hai ngày, ngày 29 và 30 tháng 12 này. Khi đi, chúng tôi sẽ nhập vai người bán vé số dạo, bởi đây là công việc dễ nhập vai nhất và “Đạo cụ” hành nghề cũng gọn nhẹ nhất. Và để trao đổi trong lúc Vi hành , ông bạn tôi sẽ mang tên Vi, còn lại chữ Hành là tên tôi. Và để cho “Công bằng”, một thuật ngữ có tần số xuất hiện rất lớn trong đời sống, chúng tôi, mỗi người sẽ được chọn ba điểm đến, luân phiên nhau.
Vi chọn trước, điểm đến là Chợ , và chúng tôi vào chợ Tân Hương. Vi bảo, đến chợ ta sẽ được tiếp xúc với đủ các loại người trong xã hội và nhìn vào cái chợ, ta cũng sẽ thấy được phần nào bản sắc văn hóa của một vùng đất! Tôi nghĩ thầm, vào chợ sẽ gặp nhiều nhất là bọn trộm cắp và kẻ lừa đảo! Quả nhiên, chỉ sau mười phút len lỏi qua các sạp hàng, Vi ghé tai tôi nói nhỏ: “Bọn móc túi đã lấy mất cái bóp tôi để ở túi quần sau rồi! Tiền thì không có nhưng có nhiều giấy tờ quan trọng, trong đó có những giấy tờ chứng nhận thân phận thật của tôi!”. Tôi nói: “Thế thì không sao, các thứ giấy tờ đó sau này làm lại dễ ợt! Còn trong lúc Vi hành, không nên bộc lộ thân phận! Phải nhập cuộc trăm phần trăm thì mới đạt hiệu quả cao nhất!”. Tuy Vi không nói gì nhưng chốc chốc lại thấy ông ta sờ vào cái túi quần nơi vừa mất cái bóp thì đủ biết ông ta “tiếc của” lắm!
Đi lòng vòng một hồi, chúng tôi đã bán được một nửa số vé số mang theo và chứng kiến khá nhiều cảnh đời trái ngang! Đáng buồn nhất vẫn là cảnh tranh chấp, cãi lộn nhau chỉ vì mấy đồng bạc, thậm chí người ta còn muốn “ăn thua đủ” với đối phương! Và cuối cùng thì một cuộc ẩu đả rất quyết liệt tới mức muốn lấy mạng nhau đã diễn ra ngay trước mắt chúng tôi! Thực ra thì khi diễn ra cuộc ẩu đả, chúng tôi không thể nhìn thấy vì một đám người bao quanh những người ẩu đả. Chỉ khi đám đông tản ra, bỏ mặc hai người, một già một trẻ, đều là nữ, nằm bất động trên mặt đất, thì chúng tôi mới nhìn thấy cái kết cục của nó! Như một phản xạ tự nhiên, Vi chạy đi gọi hai cái xích lô rồi chúng tôi mỗi người dìu một nạn nhân lên xích lô, nói chở đến Bệnh viện!...
*
Bệnh viện sẽ là điểm đến thứ hai mà tôi sẽ lựa chọn, cho nên đây quả là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà rất thuận tiện. Vì thế, Vi và tôi đã đưa hai nạn nhân tới phòng cấp cứu và làm đầy đủ mọi thủ tục cần thiết để hai người này nhập viện. Đó là hai mẹ con, đều là người buôn bán trái cây trong chợ. Vết thương tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng phải làm khá nhiều việc như: khâu những vết rách ngoài da, nối xương tay, xương chân!...
Sau khi chia tay hai mẹ con người bán trái cây, Vi và tôi đi một vòng tới tất cả các phòng bệnh. Ấn tượng mạnh nhất đối với Vi là cảnh tượng lôi thôi, lếch thếch của những người nhà bệnh nhân đến bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân, họ sống vạ vật ở các hành lang phòng điều trị, không khác gì dân tị nạn ở Trung Đông hoặc các vùng bị thiên tai lớn trên thế giới mà chúng ta vẫn thấy hàng ngày trên ti vi. Bộ mặt của họ đau khổ, nhàu nát còn hơn chính cả những người bệnh. Vi thường gạn hỏi những người này nào là bệnh gì, nặng hay nhẹ, nằm viện bao lâu rồi… nhưng thường là một kết quả rất bi hài: sau khi trả lời vài câu hỏi của Vi (theo phản xạ tự nhiên), họ bỗng tròn mắt nhìn Vi bằng cái nhìn nghi ngờ rồi la toáng lên: “Hỏi gì mà hỏi nhiều thế? Tính chuyện lừa đảo hả? Cút ngay!”! Vi định giải thích này nọ nhưng tôi vội kéo tay Vi mà nói: Tẩu vi thượng sách! Đây có phải là phòng họp của Ủy ban ND Tỉnh đâu mà giải thích, mà “Thanh Minh, Thanh Nga”!...Như là “bệnh nghề nghiệp”, vừa bị đuổi té tát như thế, nhưng khi tới phòng bệnh khác, Vi lại sà vào “hỏi thăm” để rồi lại phải nhờ tôi tới giải cứu bằng chiêu thức “tẩu vi thượng sách”!
Vì tôi đã từng sống trong một gia đình cả bố và mẹ và vợ đều làm việc nghề Y, đều từng làm việc trong đủ các kiểu Bệnh viện, nên những cảnh tượng bi hài tới mức nào của “cái xã hội bệnh tật và chết chóc” đó tôi đều đã “mục kích sở thị”, vậy mà lần Vi hành này cũng có không ít chuyện tôi mới thấy lần đầu!...
*
Nhà hàng là điểm đến thứ ba mà Vi đã chọn, kết thúc ngày Vi hành thứ nhất. Việc Vi hành vào nhà hàng thực ra không cần thiết vì cả Vi và tôi đều đã quá rành mấy cái “Tổ con chuồn chuồn” này. Song, khi chúng tôi đang “lớ ngớ” đi bách bộ trên đường Ngô Thì Nhậm thì bị mấy “em gái” dẫn dụ vào tận “Thâm cung” từ lúc nào không hay!...
*
Ngày thứ hai trong kế hoạch Vi hành, tức ngày 30 tháng 12, chúng tôi dự định sẽ tới một Trường Đại học, một trường Trung học Phổ thông và một Trường Mầm Non. Trường Mầm Non là do tôi chọn, còn hai loại trường kia là do Vi chọn. Nhưng sau khi nghĩ lại, tôi bảo: “Như thế có quá coi trọng ngành Giáo dục không? Sao không đổi việc tới trường Trung học PT bằng việc tới một nhà tù hay Trại giam nào đó? Đến Trường Đại học sẽ hình dung ra trường Trung học PT hoặc ngược lại!” Vi cho là phải nhưng lại hơi băn khoăn khi tôi nói đi Vi hành vào Nhà tù! Vi bảo, Vi hành vào nhà tù phải sắm vai tù nhân thì thật là khó, Nhất nhật tại tù, Thiên thu tại ngoại mà! Song, tôi bảo sắm vai người thăm nuôi tù nhân cũng có thể biết gần hết cuộc sống của xã hội nhà tù!...Thế là Vi nghe theo và ngày thứ hai, chúng tôi sẽ tới Trường Mầm Non vào buổi sáng, Trường Đại học vào buổi chiều và Nhà Giam vào buổi tối!...
*
Trước bảy giờ sáng, chúng tôi đứng trước cổng trường Mầm Non Chích Chòe. Giờ này là giờ cha mẹ các bé đưa con tới trường. Quang cảnh ở cổng trường thật là …Mầm Non: cha mẹ quyến luyến chia tay con cái, trao cả sinh mạng các con mình cho các cô giáo. Các cô giáo ân cần, vui vẻ nhận trách nhiệm “Mẹ hiền” như một lẽ tự nhiên!... Nhìn cơ ngơi, trường Mầm Non Chích Chòe khá khang trang, sạch đẹp. Đó là điều đầu tiên để những người cha, mẹ tin tưởng trao con cái mình cho trường, bởi không ai lại “Trao trứng cho Ác”!...Chúng tôi dự tính sau khi hết giờ đón trẻ, sẽ vào trong Trường với tư cách Nhà báo đi viết Phóng sự. Đang chuẩn bị “đồ nghề” máy ảnh, máy ghi âm thì có một cô giáo Mầm Non từ trong trường đi ra, tới ngay trước mặt Vi, nói nhỏ: “Ông có phải tên là Mại?”. Vi ngạc nhiên, trả lời: “Cô nhận nhầm người rồi, tôi không phải là Mại, mà là Vi, Phóng viên của báo Vì Trẻ Thơ, đang định vào Trường Chích Chòe của cô để viết bài đây!”. Cô giáo kia vẫn nhìn Vi chằm chằm và lại nói: “Tôi không thể nhìn nhầm được, ông chính là Mại, người cầm đầu một đường dây mua bán trẻ em ra nước ngoài bị ra Tòa cách đây năm năm! Ông mãn hạn tù rồi hay sao mà lại đến đây tiếp tục con đường tội lỗi!?”. Giờ thì Vi kinh ngạc hết sức, vội lấy giấy giới thiệu của báo Vì Trẻ Thơ ra đưa cho cô giáo kia. Nhưng cô giáo chỉ liếc qua, không buồn cầm giấy Giới thiệu mà nói dằn giọng: “Ông dẹp ngay cái trò lừa đảo này và biến lẹ không tôi báo Công An tới bắt bây giờ!”. Tôi cũng rất ngạc nhiên trước tình huống bất ngờ này và phán đoán: Rất có thể Vi có hình dạng giống tên Mại buôn trẻ em mà cô giáo này đã biết mặt năm năm trước đây ở một phiên tòa! Như vậy thì không thể giải thích gì được với cô giáo có tính cảnh giác rất cao này trước nạn mua bán trẻ em! Tôi bèn lại kéo Vi rút nhanh khỏi tình huống “Oan Thị Kính” đó!...
Không vào được trường Mầm Non Chích Chòe, chúng tôi quyết định tới một trường Đại học. Đang lưỡng lự không biết nên tới trường nào thì một cái xe Dream đỗ xịch trước mặt, sau câu “Chào Đại ca!” là khuôn mặt rất “chiến trường” của nhà báo Pháo Pháo, phóng viên của một tờ báo chuyên viết cho mục “Nhà trường hay Chiến trường”. Sau khi hỏi thăm rối rít, nhà báo Pháo Pháo nói: “Nếu các huynh có ý định đi viết bài về Trường Đại học thì gặp may rồi. Đệ đang làm một loạt phóng sự về chuyện chất lượng thầy và trò các trường Đại học, có thể làm hướng đạo cho các Huynh rất tốt!”. Thế là chúng tôi làm thành một tổ chiến đấu, phóng ngay đến một trường Cao Đẳng vừa từ một trường Trung cấp được nống lên thành Cao Đẳng, và đang làm thủ tục để thành trường Đại học.
Tiếp chúng tôi là Tiến sĩ Học Học, Hiệu phó phụ trách công tác nghiên cứu khoa học, công tác Đào tạo của trường. Ngồi nói chuyện một hồi, tôi chợt nhận ra vị Tiến sĩ Học Học này thực ra có tên là Ho, là người hàng xóm của tôi từ hồi học tiểu học, vì bị chứng bệnh Ho gà ngay từ tuổi sơ sinh cho nên có tên là Ho. Ho học dưới tôi hai lớp, luôn bị điểm “Gậy” và “Ngỗng” (tức 1 và 2) thì có uống thuốc Tiên cũng không thể thông minh đột biến để trở thành Tiến sĩ bây giờ được! Tôi đem thắc mắc ấy hỏi nhà báo Pháo Pháo thì anh ta nói: “Xin Huynh đừng bói ra ma quét nhà ra rác nữa! Xu hướng bây giờ là “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, căng buồm ra biển lớn! Cho dù ông ta có là “Tiến sĩ giấy” thì đó là “căn bệnh thời đại”, “Cả làng mắt toét chứ mình em đâu?”. Tôi hơi ngạc nhiên vì cái anh chàng Pháo Pháo này, hồi mới quen tôi, anh ta nổi tiếng xông xáo trong trận chiến chống Tham nhũng, hay là bây giờ phải chuyển hướng bởi “an toàn là bạn, tai nạn là thù” ? Nghĩ thế, tôi không để tâm đến chuyện cái anh chàng Ho đã “lột xác” để thành Tiến sĩ Học Học nữa mà theo Pháo Pháo đi tiếp xúc với các sinh viên – những “chủ nhân ông” tương lai của đất nước!
Nói chuyện với các sinh viên, tôi nhận thấy kiến thức văn hóa, lịch sử , địa lý … của họ quá ư là hổng, khuyết rất lớn! Ngay cả những kiến thức cơ bản và chuyên ngành cũng rất bập bõm! Vi nhận xét rằng, việc bùng nổ các trường Đại học, Cao đẳng không phản ánh đúng thực chất mặt bằng văn hóa nói chung của xã hội mà góp phần hạ thấp chất lượng sinh viên, học sinh bởi việc tuyển sinh chỉ vì tiền, tức mục đích của các trường ĐH, CĐ là kinh doanh kiếm lời bằng mọi giá chứ không phải là Trồng Người , là đào tạo nhân tài, những tinh hoa của đất nước! Đây quả là một thảm họa mà hậu quả của nó còn lớn hơn cả nạn diệt chủng!... Ông cha ta đã có câu “Quý hồ Tinh, bất quý hồ đa” , nói nôm na là, chúng ta cần cái tinh luyện, tinh chất chứ không thể là tạp chủng, tạp chất. Giống như bên quân sự, chúng ta cần đội quân Tinh nhuệ, thiện chiến chứ không thể xài một đội quân ô hợp. Nếu xài đội quân ô hợp, chưa đánh đã bại!
*
Ăn cơm tối xong, chúng tôi đang nghĩ cách “thâm nhập” một Nhà tù hay một Trại giam nào đó thì quả là sự bất ngờ luôn đồng hành với chúng tôi khi tôi gặp “Tài chém”, vốn là một Đại ca Đầu gấu khét tiếng một thời. Thực ra, “Tài chém” không có bản lĩnh cao cường gì mà chỉ có máu liều, sẵn sàng “thí mạng cùi” bất cứ lúc nào, với ai! Cho nên tục ngữ có câu “Vua thua thằng liều” chẳng bao giờ sai! Sau khi hỏi han một hồi, thì ra giờ “Tài chém” đã lột xác, hoàn lương và trở thành Phó Quản giáo của một Trại giam khá lớn. Quả là những nhà tổ chức đã biết dùng chiêu “lấy độc trị độc” trong nghệ thuật dùng người! “Tài chém” rất vui khi gặp lại tôi bởi khi còn làm báo, tôi đã giúp “Tài chém” đăng báo những câu chuyện “thời dao búa” của mình! Lúc ấy, tôi cứ nghĩ sau này “Tài chém” sẽ thành một nhà văn lớn chuyên viết về “Xã hội đen”, nhưng giờ hỏi lại thì “Tài chém” nói: “Chuyện viết lách quả là còn phức tạp hơn cả những chuyện máu chảy đầu rơi của Xã hội đen!...Em đã “gác bút” lâu rồi! Giúp mấy người phạm tội hoàn lương quả thật là khó, không phải ai cũng nghĩ như mình!”…
“Tài chém” dẫn chúng tôi về cái trại mà anh ta làm Phó Quản giáo. Ngồi hàn huyên một hồi, “Tài chém” nói: “Các anh đã Vi hành thì nên đi tới đáy của vấn đề. Đã vào cái Trại này thì cũng nên thử nếm mùi tù nhân cho biết!”. Vi không ra đồng ý cũng không ra phản đối, còn tôi thì nghĩ cứ để mặc “Tài chém” sắp xếp cho nên không nói gì!...Tôi còn đang suy nghĩ xem “Tài chém” sắp xếp như thế nào thì đã thấy tôi, Vi và một người nữa bị đẩy vào một phòng giam. Phòng giam này khá rộng, ở ngay giữa phòng có một nhóm người đang ngồi bu quanh một người đầu trọc lốc, khuôn mặt rất “ấn tượng” bởi những vết chém còn để lại sẹo chằng chịt – chắc hẳn là một Đại ca thủ lĩnh! Cánh cửa sau lưng chúng tôi vừa đóng sầm thì một thằng nhỏ con từ trong đám người bu quanh kia vọt ra đứng trước chúng tôi, quát lớn: “Tất cả quỳ xuống chào Đại Ca!”. Tiếng quát của thằng kia quả là có uy lực ngầm khiến cả ba chúng tôi lập tức quỳ mọp, người đi cùng với chúng tôi còn vái lạy lia lịa! Gã Đại ca thấy vậy thì nói khề khà: “Thôi được rồi! May cho chúng mày là hôm nay Trẫm rất vui cho nên miễn cho trận đòn nhập Trại. Song, chúng mày phải thể hiện năng khiếu văn nghệ. Hay thì được thưởng, dở thì bị phạt. Thằng kia, mày thể hiện trước!”, và gã Đại ca chỉ thẳng vàoVi! Tôi giật mình lo ngại không biết Vi có qua nổi cái ải này không thì Vi bình thản nói: “Tôi xin hầu Đại ca và các Sư Huynh món Truyện Tiếu lâm!”. Lập tức cả bọn vỗ tay và há mồm ngồi nghe. Vi kể lại chuyện đi thi “Cu trường”. Truyện này kể chi tiết ra đây thì hơi tục, song nó thuộc loại “Kể tục, giảng thanh” nên xin tóm tắt Đại ý: Có một người kia, “cái ấy” khi cương hết mức mới dài tới đầu gối mà đã dương dương tự đắc cho là mình vô địch thiên hạ. Anh ta đi khắp nơi để tìm đối thủ. Một ngày kia, anh ta tới Làng nọ vì nghe đồn Làng này có rất nhiều người có “cái ấy” cực dài. Khi mới tới cổng Làng, anh ta thấy hai người đang cầm hai cây côn , như là làm nhiệm vụ canh gác. Song khi lại gần thì thấy cả hai người đang có vẻ như cùng đang “sướng”, anh ta bèn hỏi: “Chào hai Huynh đệ, cho tôi hỏi …”. Chưa nói hết câu thì cả hai người kia cùng nói: “Đi chỗ khác, lát nữa hãy hỏi, đừng phá đám cuộc giao hoan sắp tới đỉnh khoái lạc của ta!”. Anh ta thấy lạ, không kềm được, lại hỏi: “Vậy mỹ nhân đối tác của các Huynh đang ở đâu?”. Hai người kia cùng nói: “Ở nhà chứ còn ở đâu!” rồi như là trôi vào trong cơn đê mê! Anh chàng kia thấy vậy thì trố mắt kinh hoàng, hoảng sợ đến nỗi “cái ấy” thun lại chỉ còn bằng ngón tay út! Mới chỉ là hai thằng lính gác mà đã như thế thì các vị chức sắc trong Làng còn tới đâu? Anh ta nghĩ vậy và chạy mất tăm!... Cả bọn nghe xong thì cười nghiêng ngả, đòi Vi kể mãi! Tôi nghĩ chắc Vi sẽ lâm vào cái cảnh “Ngàn lẻ một đêm” nhưng không ngờ từ chuyện cười, Vi đã chuyển sang kể “chuyện khóc”! Và quả là bất ngờ, bọn này thật dễ mủi lòng, khóc lóc một hồi rồi lăn ra ngủ!...
*
Khi chia tay Vi, tôi hỏi: “Ông nói thật lòng cho tôi nghe xem ông đã thu hoạch được những gì sau chuyến Vi hành cuối năm này?”. Vi nói ngay: “Trước đây, nhất là khoảng dăm năm gần đây, tôi chỉ toàn suy ghĩ về những vấn đề Vĩ mô , những vấn đề mang tầm chiến lược. Cứ chăm chăm vào việc “Hội nhập thế giới”, đi các nước để học hỏi, thậm chí đem những mô hình của các nước phát triển để áp dụng vào nước ta. Song, giờ thì tôi nghĩ quả là không ổn. Cơ sở hạ tầng của ta còn quá nhiều khiếm khuyết, quá nhiều lỗ hổng. Vì thế, phải làm lại từ đầu. Tức phải xây dựng lại nền móng cho chắc. Nếu chúng ta cứ “Xây lâu đài trên cát, trên bùn” thì nó sẽ sụp đổ là điều tất yếu!”. Tôi lại hỏi: “Vậy ông có kế sách gì, hành động cụ thể gì không?”. Vi ngần ngừ một lát rồi nói: “Tôi sẽ xin xuống làm cán bộ cấp Huyện chứ không lên Trung ương như dự kiến nữa!”. Tôi băn khoăn: “Liệu ý tưởng ấy của ông có được ủng hộ không? Ông có nhớ câu “Một cánh én không làm nên Mùa Xuân” không? Tôi e rằng ông sẽ chỉ như một hòn sỏi ném xuống ao sâu, không thể sủi tăm!”. Vi thở dài rồi lại nói giọng quả quyết: “Không thể không thử xem!”…
Chúng tôi chia tay nhau. Vi hẹn tôi năm năm sau gặp lại thế nào cũng có tin vui! Nhìn Thời gian đang chuyển dịch tới Năm Mới 2010, dù là người đa nghi, tôi cũng không thể không chia sẻ niềm tin với con người quyết Hành động này!...
Sài Gòn, những ngày cuối năm 2009
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: vannghechunhat.net

VN













Siêu mẫu chân dài

Siêu mẫu chân dài1. Những trận thi đấu bóng chuyền bây giờ thường được tổ chức trong những Nhà thi đấu rất hiện đại, rất đẹp, sân bóng láng coóng  và sạch bong! Nhưng khi trận đấu diễn ra thì mồ hôi các cầu thủ chảy xuống sàn không khác gì trời mưa! Vì thế, khi hai đội tạm nghỉ để “hội ý”, các HLV kịp thời đưa ra những chỉ đạo chiến thuật thì có hai đội lau sàn nhào ra sân làm việc.



Âm mưu và tình yêu

Âm mưu và tình yêuKhi ông Hai Lộc trúng thường vụ tỉnh ủy và được làm phó bí thư đặc trách khối Lâm nông công nghiệp thì ông nghĩ ngay đến việc cất nhắc đám đệ tử. Nhờ vậy mà Tư Lợi, đang làm cán bộ văn phòng huyện ủy một huyện miền núi heo hút bỗng được điều về tỉnh giữ chức Giám đốc Sở Lâm nghiệp.



Qua sông bằng đò

Qua sông bằng đò(Con ơi nhớ lấy câu này
                                 Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua
                                           Lời mẹ dặn – ca dao cổ)                                                                                                              

Các bài khác...

Page 28 of 39


người đẹp showbiz

người đẹp showbiz




Thứ Sáu, 29/11/2013 - 21:50

Doutzen Kroes sưởi ấm mùa đông

(Dân trí) - Thiên thần nội y Doutzen Kroes xuất hiện hoàn hảo trong bộ ảnh quảng cáo mới của Victoria’s Secret.

VN
Siêu mẫu Hà Lan Doutzen Kroes xuất hiện hoàn hảo trong bộ ảnh quảng cáo mới của Victoria’s Secret

VN
Chân dài tới từ Hà Lan đẹp ngọt ngào và quyến rũ

VN
Doutzen Kroes giữ được vóc dáng săn chắc nhờ chăm tập thể thao, cô thích bơi lội, lướt ván, boxing và chạy bộ

VN
Để có mái tóc óng mượt, Doutzen Kroes sử dụng dầu dừa dưỡng tóc khá thường xuyên

VN
Cô cũng không quên thoa kem dưỡng toàn thân để có làn da sáng khỏe

VN

VN

VN
  nguồn: dantri.com

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

10 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên Ykhoaviet.net - Trích: ...Nàng tiên áo trắng; Bác sĩ đồng quê

  1. 10 truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch trên Ykhoaviet.net - YuMe.vn

    yume.vn/.../10-truyen-ngan-cua-do-ngoc-thach-tren-ykhoaviet-net.35D...

    05-09-2011 - YuMe.vn - Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH ĐỖ NGỌC THẠCH 10 truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch trên ...

  2. 10 truyện ngắn về Nghề Y trên Ykhoaviet.net - đỗ ngọc thạch (2 ...

    dongocthach18.vnweblogs.com/post/27316/322276

    Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng. Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. “Đêm nay. Những đôi nam nữ gặp gỡ. Ngày mai. Ra đời những đứa bé mồ côi !”.


05/09/2011 23:19  |  56 lượt xem

Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH   Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH


10 truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch trên Ykhoaviet.net

Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng

Tháng 6 08, 2010 
Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc Thạch
Đêm nay
Những đôi nam nữ gặp gỡ
Ngày mai
Ra đời những đứa bé mồ côi !”
( B. Brest )
Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng
Nó có tên tuổi, có bố mẹ như bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng bây giờ người ta chẳng cần biết gốc gác, lai lịch của nó như thế nào mà chỉ cần biết nó là thằng Khoèo, bởi nó khoèo rõ ràng:  cái đầu to với khuôn mặt méo  mó dị dạng lúc thì như văng lên trời, lúc lại như muốn rơi bịch  xuống đất… Một tay, một chân  nó cũng khoèo, vừa dài loằng ngoằng vừa co quắp không theo một trình tự lớp lang nào, khiến cho lúc nó di chuyển, cả thân hình nó xiêu vẹo, ngất ngư như muốn đổ nhào. Nhưng không, nó không bao giờ đổ nhào, té ngã bởi phân nửa thân hình còn lại phía bên trái của nó – phía bên có trái tim, rất rắn chắc, to khỏe không thua kém bất cứ vận động viên điền kinh cấp kiện tướng nào. Những khi cần đứng lại làm cái gì đó, nó đứng vững vàng bằng chân trái, để cho cái chân phải và cánh tay phải cứ dao động  hỗn loạn, không theo nhịp phách nào cả… Nó hành nghề bán sách,báo rong trong cái Bệnh viện Nhi đồng này từ bao giờ và “thu nhập’ của nó ra sao, ai hơi đâu mà quan tâm ?
Cho đến bây giờ, có lẽ chỉ có  hai, ba người biết nó cặn kẽ. Người biết nó rõ hơn cả là bà Lý, làm hộ lý ở bệnh viện này từ thuở sơ khai.Bà bảo, lúc nó nhập viện là một đứa bé sáu tuổi rất dễ thương. Nó bị viêm não, khi đưa đến bệnh viện thì đã hôn mê. Đưa nó vào cấp cứu xong, hỏi đến thân nhân đứa bé thì chẳng có ai!? Thì ra nó đã bị bố mẹ bỏ mặc ! Người ta tưởng nó chết nhưng nó đã không chết. Người ta  liền giao nó cho bà Lý chăm sóc ! Người thứ hai cũng được giao nhiệm vụ chăm sóc nó là cô y tá tên Thơ. Còn trẻ tuổi, mới vào nghề…
Những đứa trẻ bị bỏ rơi trong bệnh viện như trường hợp thằng Khoèo, sau khi điều trị khỏi bệnh, người ta đưa chúng tới những trại mồ côi, Cô nhi viện…. Hôm bà Lý bế thằng Khoèo đi, người ta chưa nhận. Trong khi đó, nó bám lấy bà Ly rất chặt, đôi mắt ngây thơ, non dại của nó nhìn bà như van lơn cầu khẩn rồi đầm đìa nước mắt. Hồi lâu, nó mới nói được rằng:”Má…Má đừng bỏ con !…”. Nhìn nó, bà Lý cũng rớt nước mắt. Bà rất thương nó, nhưng bà chuẩn bị cưới chồng, làm sao nhà chồng chịu khi bà đưa thêm thằng bé tật nguyền này về nhà? Cô y tá Thơ, lần đầu tiên được chứng kiến cảnh này đã không ngăn được nước mắt và nói nhanh:”Chị cứ đưa nó về , lúc nào chị cưới thì em sẽ nuôi nó”. Bà Lý nhìn Thơ cũng lại  muốn khóc mà nói:”Em mới vào nghề, còn trẻ  nhưng cũng phải lo dần chuyện chồng con đi chứ , để “lỡ thì”  như chị không được đâu!…”. Dùng dằng mãi, cuối cùng  bà Lý và Thơ đưa nó về cư xá. Thôi, trời sinh voi trời sinh cỏ, cứ đưa nó về đã, tính  sau, chẳng lẽ lại quăng nó ra ngoài đường…
Cũng vì chuyện nuôi thằng Khoèo mà bà Lý chút  xíu nữa thì không lấy được chồng. Đó là cái tối hôm ấy, Thơ phải trực ca đêm, thằng Khoèo đang bị cảm sốt. Bà Lý cho nó uống thuốc.
Vừa uống xong một viên thuốc, nó ói ra  cả người bà, quần áo dính dơ hết. Đúng lúc đó, người chồng sắp cưới  của bà cầm hai cái vé đi xem cải lương tới. Nhìn thấy cảnh tượng đó, người đàn ông này  đã đi luôn và không bao giờ trở lại. Người chồng sau đó của bà Lý là một người bạn của người đàn ông kia. Họ sống với nhau rất hạnh phúc và còn muốn đưa thằng  Khoèo về nuôi, nhưng thằng Khoèo không chịu, nó đòi ở với cô y tá Thơ. Bà Lý nghĩ, không biết nó có nghĩ tới lúc cô Thơ cũng phải đi lấy chồng như bà hay không?
Thơ là con gái thứ tư trong một gia đình buôn bán khá giả. Nhưng từ ngày bố mẹ Thơ xây nhà bốn lầu kinh doanh “Nhà hàng máy lạnh” thì Thơ muốn bỏ cái  “tổ lạnh” ấy mà đi thật xa để khỏi phải hàng ngày chứng kiến những cảnh ăn chơi trụy lạc của đám thực khách VIP ấy. Thơ đã bỏ nhà đi thật khi có một ông khách VIP định “dê” cô. Thơ đến làm phụ việc cho một phòng mạch tư của một ông bác sĩ già tốt bụng.Ông đã cho Thơ tá túc và còn cho Thơ  theo học một lớp y tá. Sau đó, khi ông không muốn mở phòng mạch nữa (con cháu ông không cho ông làm việc !) thì đã xin cho Thơ vào làm việc ở cái bệnh viện Nhi đồng này. Khi ông bác sĩ  chết, Thơ xin vào ở hẳn trong cư xá của bệnh viện, ở chung phòng với bà Lý… Khi xảy ra chuyện thằng Khoèo, Thơ vừa mười tám tuổi. Thời gian thoi đưa, Thơ nuôi thằng Khoèo đã được  một năm…
Bà Lý tuy đã về nhà chồng nhưng vẫn thường xuyên tới thăm thằng Khoèo và hàng tuần, hàng tháng đều có quà,  hoặc có tiền cho thằng Khoèo. Bà  Lý vẫn làm việc ở bệnh viện Nhi đồng với Thơ nên việc Thơ nhận nuôi thằng Khoèo không phải là đơn độc. Hơn nữa, số tiền lương và phụ cấp của Thơ cũng đủ cho hai người sống. Tuy thế, bà Lý vẫn lo, nếu Thơ và thằng Khoèo ngã bệnh đột xuất thì lấy  gì mà chi tiêu? Bà Lý còn lo xa cho Thơ, rồi cũng đến cái ngày Thơ phải đi lấy chồng, có gia đình riêng, không biết sẽ như thế nào ? Lo là lo thế thôi, bà Lý cũng không biết phải làm gì?
Những lúc rảnh rỗi, bà Lý thường đến chơi với thằng Khoèo, hi vọng tìm ra một lối thoát tốt đẹp  cho tương lai của nó, nhưng tìm mãi vẫn chưa ra ! Nhiều lúc, hàng giờ nhìn nó hì hụi ngồi vẽ theo những bức vẽ trong sách truyện tranh, bà thấy rối cả ruột !… Một hôm, chồng bà Lý cùng đến chơi với thằng Khoèo. Vừa nhìn thấy nó ngồi vẽ say sưa, ông ta tròn xoe mắt và la lên:
-Trời đất !…
-Cái gì ? Thế nào? – Cả bà Lý và Thơ cùng hỏi.
-Thằng nhỏ này có hoa tay lắm ! – Ông chồng bà  Lý chưa hết ngạc  nhiên. Bà Lý hỏi :
-Vẽ loằng  ngoằng thế này mà ông bảo là tài hoa à?
-Bà chẳng biết cái gì cả ! – ông chồng bà Lý cao giọng – Các bà có báu vật trong tay mà tưởng  là đất cát. Nó sẽ trở thành một họa sĩ lừng  danh thiên hạ!…
-?!
-Bây giờ phải cho nó đi học ở trường Mỹ thuật. Đến đấy, tài năng của nó sẽ có cơ hội phát triển ! Nó sẽ thành một họa sỹ  lừng danh ! – ông chồng bà Lý vẫn chưa hết ngạc nhiên !
-Đi học ? Ờ, cho nó đi học, biết đâu…- bà Lý tư lự – Nhưng lấy đâu ra tiền để cho nó đi học ? Hiện nay, chỉ đủ sống đã là may mắn lắm rồi !
-  Tất cả đều im lặng đến  hai, ba phút. Thơ phá tan sự im lặng :
-Hay là  em đi làm thêm…
-Làm gì? – bà Lý băn khoăn – Vốn liếng chẳng có, tài ba thì không, chỉ có đi làm thuê làm mướn ! Mà sức vóc cô thì làm được gì ngoài cái việc tiếp viên nhà hàng. Mà nhà hàng thì…
Vừa nói tới đó, bà Lý ngừng bặt, bà biết đã lỡ nói đến mấy chữ  “nhà hàng” là đụng đến nỗi đau âm ỉ của Thơ.
-   Em sẽ đi làm phụ cho mấy phòng mạch… – Thơ nói :
- Cũng được đấy, nhưng thu nhập chẳng đáng là bao. Rủi gặp phải mấy cha bác sĩ có máu dê  thì tàn đời…- Bà Lý trút ra một tiếng thở dài, trong đầu bà vụt hiện lại cái thời trẻ, bà cũng làm phụ việc cho một phòng mạch, cha bác sĩ nài ép bà quá, bà không cưỡng được. Rồi chuyện cũng đến tai bà vợ ông bác sĩ, bà bị đánh ghen một trận hút chết…!
Nhưng Thơ đâu biết chuyện đó của bà Lý, cô vẫn còn trẻ tuổi quá chưa thể hình dung hết biết bao cạm bẫy trong cuộc đời oan nghiệt này. Thơ nói :
-  Em đã làm cái việc ấy rồi. Cái ông bác sĩ già ngày trước cho em làm ấy rất tốt. Mình siêng năng, chịu khó sẽ gặp người tốt giúp đỡ mình .
-  Thế cô định làm ở đâu chưa ? – Bà Lý hỏi.
- Bác sĩ  Mùi, phó chủ nhiệm khoa có nói với em từ lâu, nhưng em nói mắc bận trông coi thằng Khoèo nên không đi làm. Bây giờ nói lại chắc bác sĩ  Mùi  không từ chối…
Bà Lý giật mình nghĩ thầm : “Trời đất ơi, con nhỏ này ngây thơ thiệt tình. Ông bác sĩ này nổi tiếng máu dê mà nó chưa biết sao ? Mỗi khi ông ta nhìn nó như muốn ăn tươi nuốt sống. Ông ta muốn “ăn” nó dài lâu nên mới bày đặt  ra chuyện  kêu nó đến làm phụ ở phòng mạch chứ gì ?. Tuy thế, bà Lý chỉ nén một tiếng thở dài trong bụng bởi bà lại nghĩ  :  Chuyện người đời có ngàn lẻ một cái éo le, phức tạp, mình xía vô sao được ? Mà biết đâu, con bé Thơ này nó có tướng quý nhân phò trợ, nó lại được ông ta giúp đỡ thiệt tình thì sao ?
Thế là ngay ngày hôm sau, tối tối, từ bốn giờ chiều đến 8 giờ tối, Thơ đến làm việc ở phòng mạch của bác sĩ  Mùi.
Được một tuần thì Thơ nói với bà Lý :
- Chị Lý à, chị xem có việc gì ở đâu kiếm giùm em, em không làm ở  phòng mạch  của bác sĩ  Mùi  nữa đâu…
Bà Lý giật mình thầm nghĩ đến cái chuyện “kia” sẽ xảy ra như bà đã lo ngại, bà gạn hỏi mãi, Thơ mới nói : “Ngay hôm đầu tiên, lúc nào ông ta cũng tìm cớ đứng kề em, đụng chạm như là vô tình vào người em, và em khó chịu nhất là cứ có cảm giác như ông ta luôn thổi vào tai, vào gáy em khi đứng ở đằng sau. Ngày thứ hai, thứ ba cũng thế, mà khách thì vắng lắm. Đến ngày thứ tư, ông ta ôm chặt lấy em mà hôn, hôn cả ở dưới bụng…Em sợ quá, chống cự quyết liệt và tính bỏ về ngay, nhưng ông ta xin lỗi ngon ngọt mãi. Được ngày thứ năm không xảy ra chuyện gì, nhưng đến  ngày thứ sáu thì ông ta nhân lúc em đang thay đồ, ra  treo biển nghỉ  khám bệnh rồi vào, bất thần bế em lên rồi đè nghiến xuống. Ông ta khỏe quá, em giãy giụa được một lúc thì mệt rũ ra, tưởng rằng đã “bị”  với ông ta,  nhưng lúc đó thì ở ngoài cửa có ai đập rầm rầm rồi cánh cửa bật tung và một người đã ào vào. Người đó chính là  thằng  Khoèo ! Lúc ấy, nhìn nó sao mà hung dữ như một con quỷ. Tay nó giơ cao cái búa như ông Thiên Lôi vung lưỡi tầm sét. Nó đập búa vào đỉnh đầu ông bác sĩ Mùi khiến ông ta ngất xỉu !…”.
Nghe xong chuyện, bà Lý thở dài, nói :
- Thôi, đừng đi làm nữa…May mà thằng Khoèo mới có bảy tuổi, sức nó còn yếu, nếu không đã xảy ra án mạng rồi. Chuyện đi học vẽ của nó, để khi nào có điều kiện hãy tính. Chị chỉ ngại sau chuyện này, ông Mùi sẽ làm khó dễ cho em, ông ta là sếp mà…
Cái lo ngại của bà Lý đã thành sự thật. Ngay hôm sau, ông Mùi gặp riêng bà Lý (chứ không phải là gặp Thơ) và nhờ bà nói lại cho Thơ biết rằng : Nếu Thơ chấp nhận làm “bồ” của ông ta, Thơ sẽ được ưu đãi trong mọi chuyện, bằng không, Thơ sẽ bị đuổi việc, cả Thơ và thằng Khoèo sẽ không được ở trong cư xá nữa. Ông Mùi vừa nài vừa ép bà Lý làm  “thuyết khách ái tình” vì ông nghĩ rằng một con người ít học, suốt đời vất vả và sống nhẫn nại, thậm chí biết nhẫn nhục như bà Lý sẽ biết cách thuyết phục Thơ đi vào  “con đường sung sướng” mà ông đã vẽ ra. Nhưng ông Mùi đâu có biết rằng, bằng sự từng trải của mình, bà Lý đã dùng kế “hoãn binh” để Thơ và thằng Khoèo được tạm thời yên ổn, rồi sẽ tính sau, đại loại Thơ sẽ xin chuyển sang bệnh viện khác. Ông Mùi chấp nhận cái thời hạn một năm để bà Lý thuyết phục Thơ nhưng hàng ngày ngọn lửa  “ham muốn”  trong lòng ông vẫn luôn bùng cháy !…
Không ai biết thằng Khoèo nghĩ gì sau “sự kiện” ấy, nó chỉ nói ngắn gọn với bà Lý và Thơ rằng, Thơ không phải đi làm thêm nữa, mà nó sẽ đi lấy báo vào trong bệnh viện bán, khi nào có đủ tiền mới đi học. Trước mắt, nó nhờ Thơ mua sách về cho nó tự học. Thế là từ đó, thằng Khoèo ôm chồng báo đi khắp các phòng bệnh. Không hiểu những người đến chăm sóc bệnh nhân có nhu cầu đọc báo cao hay thằng Khoèo “mát tay” mà nó bán rất nhanh hết. Ngày nào cũng vậy, nó ra cái đại lý báo lớn ở bên cạnh bệnh viện lấy báo lúc sáu giờ  rưỡi thì chỉ đến chín, mười giờ nó đã bán hết. Sau nó lại bán thêm sách truyện nữa, cả bà Lý và Thơ đều ngạc nhiên hết sức khi  tiền bán sách báo của nó mỗi ngày tới gần năm mươi ngàn đồng. Thu nhập của nó một tháng bằng ba lần lương của Thơ. Trời đất ơi ! Thơ thường giật mình kêu lên mỗi khi nó đưa tiền cho Thơ, như thế là nó nuôi được Thơ chớ đâu phải Thơ  nuôi nó ! Thơ  cất riêng số tiền của thằng Khoèo không dùng đến, cô hy vọng đến cái ngày nó đi thi vào trường Mỹ thuật…
Những buổi chiều, thằng Khoèo thường ngồi học một mình. Cuốn sách nào Thơ mua về cho nó, nó cũng nghiến ngấu đọc hết và nó chỉ đọc một lượt là nhớ hết. Thơ phải mua sẵn cả sách các lớp hai, lớp ba, lớp bốn nó cũng đọc hết như là đọc sách truyện vậy. Nếu không có cái việc nó ngồi hàng giờ hí hoáy vẽ những bức tranh mà Thơ  không hiểu được là nó vẽ gì thì có lẽ nó đọc hết toàn bộ sách giáo khoa phổ thông chỉ trong vài tháng !
Một buổi sáng, Thơ nghỉ trực ở nhà. Khi cô giũ chiếu lau giường cho thằng Khoèo, cô làm rớt cái bìa kẹp giấy của nó xuống đất. Những bức vẽ rơi lả tả ra sàn nhà. Đó là những hình khối với những  màu sắc kỳ dị mà  nhìn vào Thơ không hiểu là cái gì. Trong cái kẹp, còn lại là một cái bao nilon cứng nhìn rõ một bức vẽ chân dung cô gái rất xinh đẹp. Thơ cầm lên nhìn và giật bắn người khi thấy rõ người con gái trong bức vẽ chính là mình ! Thơ chớp mắt mấy cái, ngỡ mình nhìn lầm, nhưng càng nhìn kỹ, Thơ càng thấy rõ hơn khuôn mặt của mình hiện ra lung linh, kỳ ảo sau những nét vẽ của thằng Khoèo!… Lật tiếp những tờ giấy khác sau bức vẽ đó, Thơ càng kinh ngạc khi thấy rằng cả một tập bản vẽ trong cái bao nilon đó đều là hình ảnh của Thơ với nhiều tư thế khác nhau. Thơ đếm được tất cả  hai mươi  bức vẽ. Một cảm giác kỳ lạ, chưa từng có bao giờ cứ dâng lên, mạnh dần, mạnh dần trong ngực Thơ, khiến cô tưởng chừng như ngạt thở !…
Cái thời hạn một năm trong kế “hoãn binh” của bà Lý  rồi cũng tới. Bà Lý băn khoăn không biết sẽ ra sao vì chẳng xin chuyển đi đâu được (cũng có mấy chỗ đồng ý nhận nhưng lại kèm theo điều kiện rất “nghiệt”)  mà nhìn vào mắt ông Mùi, bà thấy ngọn lửa “ham muốn” của ông ta còn bốc cao hơn năm ngoái ! Sợ ông Mùi thì ít, bà Lý sợ bà vợ của ông ta gấp trăm lần, bà ta đã đánh ghen “trăm trận” và bao giờ cũng phải “ ghi dấu ấn” lên mặt kẻ tình địch mới chịu !…Đang nghĩ mông lung, chợt bà Lý thấy trước mặt mình hiện ra mảnh giấy với dòng chữ : “Ngày chủ nhật tức ngày mai, “hai chị em” đến ăn tân gia nhà mới của tôi tại…Không được vắng mặt, chúng ta sẽ  “thanh lý hợp đồng” năm trước…”.  “Trời đất ơi ! – Bà Lý nghĩ thầm – Ông này tính làm thiệt chứ không phải chơi ! Tân gia tức là cái nhà ông ta thuê lén để ở với  “ bồ nhí” như mấy ông có máu dê thường làm ! Đến ăn tân gia tức là chấp nhận “nạp mạng” cho quỷ râu xanh ! Trời đất ơi, làm sao bây giờ ? Rồi bà Lý lại thầm rủa cái đầu óc mình sao mà ngu tối không nghĩ ra được mưu lược gì để giúp con bé Thơ thoát ra khỏi cái tai họa này !…
Rồi ngày chủ nhật cũng tới . Bà Lý đã ngồi bàn tính với Thơ suốt cả đêm thứ bảy mà không  nghĩ ra được kế gì, thằng Khoèo biết chuyện này của hai chị em nhưng nó rất bình thản. Bà Lý ôm chặt lấy Thơ thiếp ngủ lúc nào không hay. Trong giấc ngủ, bà Lý mơ thấy nàng công chúa xinh đẹp phải đi nạp mạng cho trăn tinh nhưng đã được chàng Thạch Sanh cứu thoát !…
Lúc bà Lý và Thơ tỉnh dậy thì đã hơn bảy giờ sáng, trời nắng rực rỡ hai người tính kêu thằng Khoèo đi cùng nhưng nó đã đi bán báo từ bao giờ. Dùng dằng một lúc , bà Lý kéo Thơ đi và nói : “ Chị sẽ bám sát em xem lão ta định giở trò gì ?…” .
Tân gia của bác sĩ Mùi ở trong một con hẻm rộng và vắng . Căn nhà mà ông ta thuê như một cái vila nhỏ , nằm khuất sau một hàng rào cây cối um tùm . “ Thật là thích hợp cho những âm mưu mờ ám” – vừa bước vào cổng ,bà Lý chợt nghĩ và thoáng rùng mình . Bác sĩ Mùi đã chờ sẵn ở gian phòng ngoài được trang trí khá đẹp. Vừa ngồi xuống bộ salông nệm cao lút đầu người , bà Lý lại thốt giật mình và có cảm giác như bị một sức mạnh bí ẩn nào đó kéo đi mãi vào một con đường hầm hun hút tối om…Còn Thơ , vừa ngồi xuống bộ salông , cô đã chạm phải ánh mắt kỳ quái của ông Mùi , cô thấy lạnh run người  và phút chốc như là bị nhấc bổng lên những tầng mây xốp bồng bềnh…
Khi bà Lý tỉnh lại, bà vẫn thấy mình ngồi trong cái salông cao lút đầu, đối diện với bà là ông Mùi, bị trói chặt cứng trong một cái ghế dựa bằng gỗ khung sắt. Ông ta đã ngất xỉu. Một mảnh giấy để trước mặt bà Lý có dòng chữ:”Em đã sơ cứu, chị đưa ông ta đến Trung tâm cấp cứu và bỏ ông ta ở đấy. Ông ta phải bị trừng phạt vì đã âm mưu đánh thuốc mê chị em mình để… May mà thằng Khoèo thông minh đã biết trước âm mưu đen tối đó:..”
Sau này, những người quen biết cũ của ông bác sĩ Mùi có đến tìm ông ta thì chỉ thấy một người hao hao như ông Mùi ngày xưa đang đi lại trong cái sân nhỏ, cứ năm phút ông ta lại rú lên kinh hoàng, bộ mặt thoắt  biến dạng, méo mó như mặt quỷ và mồm thì phát ra những âm thanh không giống tiếng người gì cả! Lúc  ấy, bà vợ ông ta, to béo như hộ pháp, cầm cái roi mây quật túi bụi vào ông ta và rít lên the thé !…
TP.HCM, 1997-2009
Đỗ  Ngọc  Thạch

Nu bac si Nuoc mat va nu cuoi

Bác sĩ đồng quê

Tháng 5 29, 2010 |
Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc Thạch
1.
Thời chiến tranh chống Mỹ, các đơn vị của bộ đội Ra-đa được biên chế thành một Đại đội độc lâp, trực thuộc Trung đoàn, chứ không có cấp Tiểu đoàn như ở bộ binh…Mỗi Đại đội chỉ có một Y tá lo nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của bộ đội. Các Đại đội Ra-đa luôn phải cơ động, đóng quân nay đây mai đó, thường là xa nơi thị trấn, thị xã hoặc thành phố, tức nơi có Bệnh viện. Vì thế, nếu như Đại đội có bệnh nặng hoặc bị thương vong (do địa điểm đóng quân bị không kích – ném bom) thì quả là không thể nói trước điều gì sẽ xảy ra với một Y tá Đại đội!
Tôi đem ý nghĩ “Nếu như…” đó hỏi Y tá Đại Đội, tên là Lê Đu, thì Đu nói: “Cậu cứ lo bò trắng răng! Từ hồi tớ về Đại đội làm Y tá đến nay làm gì có chuyện gì to tát như cậu nói. Thỉnh thoảng mới có người nhức đầu chóng mặt hoặc đau bụng đi ngoài té re! Cứ yên tâm đi! Trời sinh voi Trời sinh cỏ, nghĩ làm gì cho chóng già!”. Biết nói gì nữa ngoài việc cầu Bồ Tát phù hộ cho đừng có chuyện “chết người” xảy ra!
2.
Tôi và Lê Đu mau chóng thân nhau vì hai lý do: Tôi thuộc Trung đội Trắc thủ Ra-đa nhưng thường được cử xuống nhà bếp phụ giúp Tiểu đội Anh nuôi (vì Tiểu đội Anh nuôi thường xuyên thiếu người, có tới một nửa số người trong Tiểu đội Anh nuôi không thích làm Anh nuôi và thường bộc lộ sự bất mãn ấy bằng hình thức “nằm ỳ cải tiến” – tức giả bị bệnh, suốt ngày nằm trùm chăn, không ăn cũng không làm gì!). Y tá Lê Đu được bố trí ở chung với Quản lý Đại đội, tức người phụ trách nhà bếp Đại đội. Mỗi lần tôi được cử xuống giúp Nhà bếp thường ngồi uống trà với Quản lý và Lê Đu. Sau  khi biết tôi là con Bác sĩ và rất rành chuyện thuốc men, bệnh tật thì Lê Đu tỏ ra rất thân thiết với tôi, thường nhờ tôi ghi chép sổ sách xuất – nhập thuốc và phân loại, dán nhãn cho các loại thuốc của tủ thuốc Đại đội…
Lê Đu là con nhà nông, trình độ văn hóa mới tới cấp hai Trung học Phổ thông. Cái “bằng Y tá” của Lê Đu chỉ là lớp học cấp tốc ba tháng (chính quy là 9 tháng), cho nên có thể nói những người làm công tác nhân sự (ở quân đội gọi là cán bộ Quân lực, dân sự thì gọi là cán bộ Tổ chức) đã rất mạo hiểm khi giao tính mạng cả một Đại đội cho một Y tá như Lê Đu! Song, nhờ Trời, trong suốt thời gian Lê Đu “hành nghề” Y tá ở Đại đội không xảy ra sự cố nào chết người. Trái lại, bằng vào sự trợ giúp của Thần May mắn, Lê Đu đã lập được một số kỳ tích khiến nhiều người thành tâm tôn sùng Lê Đu như là Thần Y!
Làng Bát Tiên, nơi Đại đội chúng tôi đóng quân là một vùng non xanh nước biếc cho nên người xưa đã sáng tác ra câu chuyện suối Bát Tiên: con suối ở đây, chỗ lòng suối rộng và sâu, xung quanh có tám tảng đá cuội lớn nhẵn bóng, là nơi thường có tám Nàng Tiên tới tắm, vì thế cô gái nào muốn đẹp như Tiên thì hãy ra tắm. Quả thật con gái Làng này có vẻ nhiều người đẹp hơn các Làng lân cận, vì thế Làng có tên gọi là Bát Tiên. Cô gái tên Nụ cũng thường ra tắm ở suối Bát Tiên. Nụ đang ở tuổi trăng rằm nên đẹp lên từng ngày, có lẽ một phần cũng nhờ tắm suối Bát Tiên. Song, Nụ bỗng có sự thay đổi kỳ lạ: cái bụng cứ lớn dần lên như người có thai! Nụ không hiểu tại sao lại như thế nhưng tất cả mọi người – cả Làng – không ai tin Nụ, cứ khẳng định là Nụ đã “quan hệ” với ai và bắt phải khai ra kẻ nào là chủ nhân của cái “hoang thai” kia? Nhưng Nụ nào biết khai ra ai bây giờ vì thực sự Nụ không hề “quan hệ” với bất cứ ai! Các vị bô lão chức sắc trong Làng cho là Nụ ngoan cố nên quyết định xử phạt Nụ như tục lệ vốn có từ xa xưa của Làng: cho cô gái chửa hoang vào cái rọ lợn thả xuống sông để nhờ Hà Bá rửa sạch sự ô uế!
Y tá Lê Đu thường la cà trong Làng Bát Tiên nên biết chuyện của Nụ ngay từ khi Nụ bị nhốt trong trụ sở của Ủy Ban Xã bắt viết bản tự thú, khai ra ai là chủ nhân của cái hoang thai! Khi gặp tôi, Lê Đu nói: “Cái cô Nụ đó bị nhốt đã hai ngày rồi! Chúng ta phải nghĩ cách cứu người đẹp vì tớ tin là cô gái bị oan!”. Tôi bảo : “Đó là việc nên làm!… Tôi nhớ ra cái cô Nụ đó rồi! Đó là con gái út của ông Phó Chủ tịch xã! Cô ta rất nhiệt tình vận động gia đình cho chúng ta năm cây tre để làm lán trại! Cô ta có khuôn mặt rất trong sáng, đôi mắt rất hiền và nụ cười rất duyên! Đúng không?”. Lê Đu hối thúc: “Thôi, thôi, không phải làm văn tả người đẹp nữa mà là nghĩ cách cứu người! Nghĩ cách đi!”. “Thì tôi đang nghĩ đấy chứ!…Nếu như cả hai chúng ta cùng khẳng định cô Nụ bị oan thì tôi nghĩ ra thủ phạm là ai rồi!” – nói rồi tôi kéo Lê Đu ra suối Bát Tiên, chỗ lòng suối rộng có tám tảng đá huyền thoại kia! Nước suối quả là trong vắt, nhìn rõ từng viên đá cuội dưới lòng suối và vài con cá lòng đong, cá cờ tung tăng bơi lặn! Nhưng khi Lê Đu thò tay xuống khỏa nước thì không biết từ đâu, xuất hiện một đàn đỉa bơi theo kiểu uốn éo nhưng rất nhanh ra chỗ bàn tay của Lê Đu. Lê Đu vội rụt tay lại, nói  bâng quơ: “Sao mà nhiều đỉa thế?”. Tôi liền nói: “Đó chính là chủ nhân của cái hoang thai trong bụng cô Nụ đó!”. Lê Đu tròn mắt nhìn tôi: “Đừng có nói Trạng kiểu ấy! Cậu muốn nói là cô Nụ đã yêu anh chàng đội lốt Đỉa à?” – “Không phải người đội lốt đỉa mà là chính con đỉa đã chui vào bụng cô Nụ! Nó hút máu cô Nụ no nê tới mức căng phồng như quả bóng và làm cho bụng cô Nụ căng phồng lên như là có thai!” – “Không thể nào!…Tại sao cậu lại có ý nghĩ  kỳ quặc như thế: cái hoang thai thực ra là một con đỉa đã hút máu no căng?!”- “Chuyện này tôi đã gặp. Hồi bố tôi chuyển từ Quân Y sang Dân Y, có mở phòng Mạch một thời gian và đã xử lý khá nhiều ca bị đỉa chui vào tai, vào mũi, vào âm hộ và cả vào dương vật nữa!” – “Cậu không nói phét chứ?!” – “Tôi nói phét làm gì? Hồi đó, tôi và mẹ tôi làm phụ mổ cho bố tôi nên tôi không bao giờ quên những ca hiểm hóc như thế! Tôi còn nhớ có một bé gái chơi hạt cườm, bị một hạt chui vào tai, đến lúc hạt cườm nhú mầm mới biết! Nhưng cả cha mẹ cô bé đều nghe lời ông thầy bói cho đó là điềm lạ, Thần Cây mượn tai cô bé trú ngụ nên cứ để yên, sẽ có lộc lớn!…Đến khi lá cây cườm thò ra ngoài, gây đau nhức, cô bé không chịu nổi mới đến phòng mạch của bố tôi nhờ xử lý!…” – “Thôi, tôi tin rồi! Nhưng bây giờ làm sao mà nói để người ta tin và xử lý ra sao?” – “Tôi có người anh con ông bác, là Bác sĩ, Đội trưởng một Đội điều trị dã chiến hiện đang đóng trại ở cách chỗ chúng ta chỉ hơn ba kilômét. Ông tới đó nhờ ông anh tôi tới giúp, tất sẽ xong hết mọi chuyện!”.
Sau khi vụ hoang thai của cô gái tên Nụ được đưa ra ánh sáng, Y tá Lê Đu được Làng Bát Tiên mời tới nói chuyện Y học thường thức liên tục và lần nào cũng đón tiếp, đãi tiệc rất thịnh soạn, ai cũng gọi Lê Đu là Thần Y Hoa Đà tái sinh. Có mấy nhà muốn gả con gái cho Lê Đu nhưng Thần Y chưa quyết đám nào vì Lê Đu còn phải chờ đi học lên Bác sĩ, đến lúc có Bằng Bác sĩ  thì “Võng anh đi trước võng Nàng theo sau” cũng chưa muộn!…Tôi cũng rất ủng hộ việc Y tá Lê Đu đi học Bác sĩ vì nghĩ rất giản dị: Với khả năng của anh ta, khi có sự cố lớn tất sẽ xảy ra tử vong! Kiểu người như Lê Đu, chỉ thích hợp với việc làm chỗ đông người, còn có thể dựa dẫm vào anh em đồng nghiệp. Còn hành nghề độc lập như thế này, biết dựa vào ai? Thần May mắn chỉ cho dựa hai ba lần mà thôi!
3.
Một hôm, Lê Đu rủ tôi vào một nhà quen ở trong Làng, mời uống rượu, đồ nhắm rất thịnh soạn. Uống tới chén thứ ba Lê Đu mới nói: “Tớ với cậu không họ hàng thân thích, quê cũng mỗi đứa mỗi nơi, vậy mà đã gặp nhau ở đây, thân thiết với nhau bao lâu nay, thì đó phải là duyên kỳ ngộ! Chúng ta có duyên kỳ ngộ! … Vì thế, hôm nay tớ không ngại nói thật lòng: có thương thì thương cho chót, có yêu thì yêu hết lòng! Việc đi học Bác sĩ của tớ chỉ thiếu cái bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông, trong khi đó cậu lại chẳng dùng đến nó làm gì!…”. Nghe Lê Đu nói đến đây, tôi hiểu ngay Lê Đu muốn gì vì thực ra, trước Lê Đu, đã có hai người xin tôi cái bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông đó!…Không biết ai đã nghĩ ra chuyện dùng bản sao để thay bằng thật? Chính việc cho dùng bản sao để thay bằng thật này đã khiến cho những kẻ gian lận có điều kiện gian lận!
4.
Người ta hay nói “Quả đất tròn” để chỉ việc gặp lại người quen cũ ngỡ như không thể gặp lại! Khi còn làm báo, một lần tôi đi viết bài cho công tác xóa đói giảm nghèo ở một xã vùng sâu, vùng xa thì Chủ tịch Xã nói: “Nói thật tình với nhà báo, về công tác xóa ðói giảm nghèo, xã tôi chưa làm được gì cho bà con. Có một số người từ đói nghèo vươn lên là do nỗ lực của chính họ từ khi có câu nói “Hãy tự cứu lấy mình!”. Bù vào đó, tôi muốn giới thiệu với nhà báo một điển hình bên Y tế, đó là người Y tá của Trạm Y tế Xã. Trạm Y tế Xã của tôi tuy nghèo về trang thiết bị nhưng hiệu quả chữa bệnh cứu người thì hơn hẳn mấy bệnh viện cấp Huyện, thậm chí có thể ngang ngửa với Bệnh viện Tỉnh! Vì thế, tôi muốn nhà báo viết bài làm sao để tỉnh và trung ương đầu tư nâng cấp lên thành một Bệnh viện lớn, quy mô hoành tráng! Vì tôi nghĩ việc xây dựng Bệnh viện là số Một vì khi ta có sức khỏe tốt thì có phải dời non lấp biển cũng làm được!”. Tôi vốn có tính cả nể nên đành tạm gác nhiệm vụ mà Tòa soạn giao cho về “cái vụ xóa đói giảm nghèo” mà đi theo ông Chủ tịch xã tới Trạm Y tế xã.
Trạm Y tế xã là một cái nhà ngói năm gian, trên một quả đồi thấp, được xây dựng từ thời chưa có nạn “rút ruột” các công trình xây dựng cho nên vẫn còn gần như nguyên dạng hình hài ban đầu, hình như được quét vôi thường xuyên hàng năm nên nhìn từ xa như mới. Xung quanh cái nhà ngói năm gian là những vườn hoa, vườn cây thuốc và có ba dãy nhà lá  bao bọc ở ba phía phải, trái và phía sau, làm nhà ở cho nhân viên Trạm Y tế. Ba dãy nhà ở này cũng cao ráo, sạch sẽ tạo nên một cảm giác thanh bình như khi bước vào một công viên lớn.
Khi Chủ tịch Xã dẫn tôi vào phòng làm việc của trạm trưởng Trạm Y tế xã, tôi vừa đọc xong cái bảng gỗ nhỏ đặt trên bàn có in sơn chữ “Bác sĩ Lê Đu” thì người mặc áo Blu trắng đang ngồi sau bàn đứng dậy, từ từ đi đến bên tôi rồi nhào tới ôm chặt lấy tôi mà nghẹn ngào không nói nên lời!…
Hàn huyên xong, Lê Đu – chính là Lê Đu, Y tá Đại đội của tôi thời chiến tranh -, mới nói: “Đúng là hữu duyên thiên lý năng tương ngộ! Tớ và cậu quả là có duyên kỳ ngộ!…Chuyện giữa chúng ta đã qua từ lâu nhưng tớ luôn nhớ như vừa xảy ra! Quả là Thần May mắn đã nhập vào cậu nên tớ mới có cái bằng Bác sĩ đẹp như mơ! Và cũng chính vì chuyện đi học Bác sĩ này mà tớ đã có được một người vợ tuyệt vời! À, mà này, lại phải nói cái câu “Quả đất tròn” hoài vì người vợ tuyệt vời của tớ lại là người quen biết của cậu đó! Có muốn gặp lại bạn cũ không?”. Lê Đu vừa định dắt tôi đi thì một người phụ nữ mặc áo Blu trắng nhẹ nhàng bước vào! Nếu như không có những lời nói trước đó của Lê Đu có lẽ tôi đã chưa nhận ra ngay cô bạn học cùng với tôi hồi lớp Mười trường Trung học phổ thông: không còn là Minh Tâm, cô gái luôn buộc hai bím tóc ngắn quá vai, lúc đi, nhất là lúc chạy cứ đung đưa trước ngực khiến cho bao chàng trai ngơ ngẩn, mà đã là một người thầy thuốc điềm đạm, luôn có nụ cười phúc hậu và cái nhìn trìu mến! Lê Đu thấy tôi nhận ra Minh Tâm thì nói: “Thật là cuộc hội ngộ trên cả tuyệt vời! Hai người hàn huyên đi nhé, để tôi về nổi lửa thết đãi khách quý!”.
5.
- Đúng là ghét của nào Trời trao của ấy! Tôi ghét nhất nam nhi quân tử mà dốt thì lại lấy một người chồng đại dốt. Cho đến tận bây giờ, anh ta vẫn chưa thuộc hết tên các loại thuốc thông dụng và bệnh nào thì dùng thuốc nào?
- Thế thì tại sao anh ta lại qua được các “cửa ải” thi cử ở Đại học?
- Cái đó thì một nhà báo lăn lộn trường đời nhiều như cậu phải tự trả lời!
- Vậy thì cái gì đã khiến cậu làm vợ anh ta từ đó đến giờ?
- Cậu hỏi hay lắm! Người phụ nữ khi không tự nguyện thì không ai có thể cưỡng bức được! Vào năm cuối, cái ông thầy tên Ái Nữ ấy đã cưỡng bức tớ. Khi chống cự, tớ đã quá mạnh tay đập vỡ đầu ông ta, cho nên phải nhận cái án Ngộ sát! Lúc ấy, tớ chỉ muốn chết thì Lê Đu là người duy nhất vào tù nuôi tớ, an ủi tớ! Khi tớ ra tù, Lê Đu đã cho tớ được làm người Bác sĩ thực thụ bằng cách cho tớ vào làm việc ở
Trạm Y tế xã của anh ta, với chức danh hợp pháp là Y tá!
- Như thế người Y tá xã mà ông Chủ tịch xã muốn tớ viết bài chính là cậu?
- Đúng vậy! Có lẽ cậu sẽ khó viết vì cái bằng Bác sĩ mà Lê Đu đang sử dụng hợp pháp thực ra lại dùng để cho tớ hành nghề! Lê Đu không có năng lực chuyên môn nhưng có cái bằng BS hợp pháp, còn tớ thì lại không có cái bằng BS hợp pháp đó! Nếu viết công khai chuyện này ra thì Lê Đu sẽ bị thu lại bằng BS còn tớ thì chưa chắc lấy được cái bằng BS đó!
- Nếu vậy lại thất hứa với ông Chủ tịch Xã! Ông ta đã đón tiếp rất nhiệt tình!
- Chuyện đó khỏi lo, để tớ nói khéo hộ vì tớ là “ân công” của gia đình ông Chủ tịch, vợ và con ông ta đều được tớ kéo lại từ tay Tử thần!
- Thực ra thì lần đi xa này rất thành công, thu hoạch rất lớn! Tớ vừa được sống lại thời lính tráng với anh chàng Y tá Đại đội Lê Đu vừa được mơ màng trong màu hoa phượng với cô bạn học lớp Mười Minh Tâm!…
Chúng tôi còn muốn nói nhiều chuyện nhưng có điện thoại từ Tòa soạn gọi về. Lúc chia tay vợ chồng Lê Đu, Minh Tâm đưa cho tôi một cái phong bì và nói: “Cậu có thể coi đây như là một cái túi Cẩm nang. Khi nào cậu cảm thấy đau đớn ê chề, thất bại nặng nề, cô đơn tuyệt vọng tứ bề thì mở ra coi, cậu sẽ có cách giải thoát!”. Tôi cầm cái phong bì về, để trong một cuốn sách rồi quên luôn! Khoảng một năm sau thì nhận được điện thoại của Minh Tâm mời lên chơi ăn tân gia, mới xây nhà rất đẹp. Khi tôi lên tới nhà vợ chồng Lê Đu, Minh Tâm thì thấy nhà mới xây quả là rất đẹp, tôi có nằm mơ cũng khó mà có được! Một lát sau, Minh Tâm hỏi: “Cậu chắc là chưa mở cái phong bì Cẩm Nang chứ?”. Tôi nói ngay: “Chưa! Vì tớ đã đến cảnh ngộ đường cùng đâu!”.Minh Tâm cười hóm hỉnh: “Thế cậu không muốn đoán xem trong đó tớ viết gì à?” – “À! Cũng định bóc ngay ra xem sao nhưng sợ vi phạm luật chơi!” – “Luật cái con khỉ! Thế mà tớ cứ nghĩ là về tới nhà là cậu bóc ra xem ngay! Ai ngờ cậu đã không còn như ngày xưa nữa!” – “Đúng là tớ đã khác xưa nhiều!…Vậy cậu có thể nói cho tớ biết trong cái phong bì ấy viết gì không?” – “Trong cái phong bì ấy có tờ 100 đô và một tờ giấy chỉ viết có ba chữ…” . Minh Tâm chưa kịp nói ba chữ ấy là gì thì Lê Đu đã kêu vào nhà nhập tiệc. Lu bu với bữa tiệc Tân gia, Minh Tâm và tôi không có dịp nói chuyện với nhau nữa!
Khi về tới nhà, tôi lập tức đi tìm cái phong bì Cẩm nang nhưng tìm hoài không thấy! Tôi gọi điện thoại cho Minh Tâm để hỏi nhưng chỉ có câu “ngoài vùng phủ sóng” cứ lặp lại hoài!./.
Sài  Gòn, tháng  4, 2010
Đỗ  Ngọc Thạch

 nguồn : Yhkoaviet.net; YuMe.vn