dongoclong2010

dongoclong2010

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

tác phẩm của Đỗ Ngọc Thạch trên vanchuongviet.org

Đỗ Ngọc Thạch
Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ.
Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976;
Làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ĐH DTTƯ, Viện Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Sở Văn hóa-TT tỉnh Gialai-Kontum (cũ), VPĐD Báo Văn Nghệ, Báo Lao động - Xã hội.
Chủ yếu viết phê bình, nghiên cứu VH-NT trên các T/C Văn học, T/C NCNT, Báo Văn nghệ...;

Địa chỉ :2/2/33/44, Đường Lê Thúc Hoạch, Q.Tân Phú, TP.HCM;
Email:  dongocthach18@yahoo.com.vn    
Điện thoại :08.38611064

Sách đã in:
Người tạc tượng nhà mồ (nhiều tác giả, NXB Văn hóa-dân tộc,1986);
Quà tặng tuổi hai mươi (8 truyện, NXB Công an ND, l994; bản in lần thứ 2 ở Hà Nội gồm 26 truyện).
Số lần đọc: 12730
[ Trở lại ]
Tổng số tác phẩm: 133
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)
Báo hiếu (truyện ngắn)
Băng nhân (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Chuyện ngày tết (truyện ngắn)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Ma lai (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Táo quân truyện (truyện ngắn)
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn -2 (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn-1 (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)

10 truyện cục ngắn của Đỗ Ngọc Thạch

10 truyện cực ngắn (vietvanmoi) - đỗ ngọc thạch

02/11/2011| 760 Xem| 0 Bình luận|  0 Thích

t r u y ệ n   c ự c   n g ắ n

Văn



ĐỖ NGỌC THẠCH

 THAY ĐỔI SỐ PHẬN

Sa Phi là người phụ nữ có tướng sát phu nổi tiếng cả một vùng : người đàn ông nào cưới cô xong cũng chết bất đắc kỳ tử ngay sau đêm tân hôn. Có ông vào hàng quan chức họ Trần, sau vụ làm ăn thua lỗ, mất cả chì lẫn chài tức mất cả chức quyền lẫn tiền bạc chỉ còn hai bàn tay trắng ! Ông họ Trần định nhảy xuống sông Sài Gòn tự tử thì có người bạn nói : “Sao ông lại chọn lối chết mất xác như vậy? Chi bằng chọn lối chết sung sướng, đàng hoàng có hơn không?” Ông Trần hỏi : “Làm thế nào để được chết như vậy?” . Người bạn nói: “Quả phụ Sa Phi cực kỳ xinh đẹp, có tướng sát phu, ai cưới xong cô ta cũng chết tức thì ! Ông đến xin cưới rồi được chết bên người đẹp còn hơn là chết mất xác ở sông Sài Gòn”.
Ông họ Trần nghe nói vậy thì đến gặp quả phụ Sa Phi xin cưới. Quả phụ Sa Phi đang buồn vì cô đơn nên đồng ý ngay . Đám cưới được tổ chức cấp tốc nhưng rất đông vui . Sau đó ông họ Trần ở nhà của Sa Phi với tư cách tân lang thứ mười ba . Mọi người cứ ngóng nhìn xem chàng tân lang thứ mười ba chết như thế nào nhưng ngóng chờ mãi chẳng thấy ông họ Trần chết gì cả ! Mọi người đều thắc mắc đến hỏi ông thầy tướng họ Đỗ . Ông thầy tướng họ Đỗ lẩm nhẩm tính toán một lúc rồi nói : “Đêm qua tôi thấy Bồ Tát ngài báo mộng: Sa Phi đã được hoán cải thành tướng vượng phu ích tử : Quanh lườn nổi lên một cái đai gọi là Ngọc đới yêu vi . Đây là tướng cách cực quý hiếm ! Ông họ Trần chưa tới số chết mà có khi lại hồi phục và phất to hơn trước !”
Mọi người bán tín bán nghi rủ nhau đến kiểm tra xem cô Sa Phi có Ngọc đới yêu vi hay không? Hai bà trong Hội phụ nữ phường được cử đi kiểm tra thì nhanh chóng trở về báo tin ngay: “Nhân bảo như thần bảo! Quả nhiên, quả nhiên, cô Sa Phi đã nổi lên một cái đai quanh lườn, đúng là Ngọc đới yêu vi !” …

HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ

Ông Vũ Trần Lê , là tướng về hưu, năm nay đã 90 tuổi rồi mà vẫn còn rất khỏe mạnh, đẹp lão như các Đại Tiên trên Thượng giới. Ngày ông mừng thọ cũng là ngày con trai trưởng ông là Vũ Trần Lê Phan về hưu, cũng là tướng về hưu, nhưng còn hơn ông một sao! Mọi người đến chúc mừng phải nói đủ hai câu “Hổ phụ sinh hổ tử” và câu “Con hơn cha là nhà có phúc”. Bữa tiệc “lưỡng hỉ” đang tới cao trào thì cảnh sát khu vực tới báo hung tin: cậu cả Vũ Trần Lê Phan Phúc vi phạm pháp luật trầm trọng, đã bị bắt tạm giam tại Công an Quận! Mọi người không ai tin cái hung tin đó, xúm lại hỏi ông thầy tướng họ Đỗ cũng có mặt tại buổi tiệc vì ông thầy tướng họ Đỗ là bạn học của ông tướng về hưu con, tức ông Vũ Trần Lê Phan.
Ông họ Đỗ nhìn bạn có ý hỏi: Có nên nói hết bí mật vẫn giữ kín lâu nay ra không? Ông tướng về hưu con tức Vũ Trần Lê Phan nhìn ông bạn họ Đỗ có ý nói: Cái kim để trong túi lâu ngày tất có lúc lòi ra, bí mật đã kéo dài hơn sáu mươi năm rồi còn gì, đã đến lúc phải nói ra sự thật! Tức thì ông thầy tướng họ Đỗ thong thả nói:”Khi ông Vũ Trần Lê lăn lộn nơi sa trường, có nhờ bạn là ông tướng họ Lê là tướng “văn phòng” (tức tướng không phải ở nơi trận mạc) chăm sóc vợ con. Ông tướng họ Lê giúp bạn “hơn mức tình cảm bạn bè”, nên sinh ra ông Vũ Trần Lê Phan, tức câu “Hổ phụ sinh hổ tử” vẫn đúng. Còn ông Vũ Trần Lê Phan, lại theo đường binh nghiệp, xa nhà hoài, bà vợ ở nhà tự tìm cách giải quyết tình cảm, nên cậu cả Vũ Trần Lê Phan Phúc là con của một nhà doanh nghiệp chứ không phải giọt máu của ông tướng!”…
Nghe ông thầy tướng họ Đỗ nói đến đó, ông tướng về hưu bố , tức ông Vũ Trần Lê ngất xỉu tức thì, sau khi hồi tỉnh thì bị cấm khẩu luôn! Còn ông tướng về hưu con, tức ông Vũ Trần Lê Phan thì tự làm người câm, tức không nói với bất cứ ai! Có người thấy lạ, đến hỏi ông thầy tướng họ Đỗ thì ông họ Đỗ nói:”Còn nói gì được nữa!...”.

NGƯỜI ĐỘC THÂN

Thanh Văn là một nhà báo trẻ, được phân công viết về những vấn đề xã hội. Thanh Văn lên kế hoạch trình bày với Sếp , được khen và duyệt ngay. Thanh Văn mở màn bằng loạt bài viết về những người theo “Chủ nghĩa độc thân”. Công việc thuận buồm xuôi gió…Hai mươi năm sau, những người bạn học thuở xưa tính tổ chức buổi “Họp lớp” liền đến tìm Thanh Văn, vì cô là nhà báo, có thể đảm nhận cái việc trưởng ban liên lạc bạn hữu. Ai cũng nghĩ Thanh Văn đã là nhà báo nổi tiếng chắc phải đang sống trong một đại gia đình, chồng con đùm đìa! Nhưng, khi mọi người tìm đến nhà thì thấy cửa đóng kín mít, gọi không có tiếng trả lời. Có người hàng xóm thấy vậy thì nói:”Mấy người không biết sao? Giờ này bà Thanh Văn đang “tự sướng”, không tiếp bất cứ ai đâu! “…Mấy người bạn hỏi thêm thì được biết, Thanh Văn – cô gái rất yêu đời, rất lãng mạn, rất “đa tình” ngày nào đã trở thành một thủ lĩnh của một trường phái độc thân rất hiện đại, rất đông đệ tử!                              
Saigon, tháng 4-2009
Đỗ Ngọc Thạch

ĐỖ NGỌC THẠCH

  1- Đi Lãnh Thưởng

Ông Chín Lúa ở ấp X, thôn Y, xã Z – một vùng sâu, vùng xa… Tuy nhiên, người con trưởng của ông cũng có cái may mắn được tới làm việc ở thành phố, và đương nhiên đã mua cho ông một cái tivi, một cái điện thoại di động để ông tiếp cận với cuộc sống hiện đại…Trong các chương trình trên tivi, ông Chín Lúa rất thích các “Ghem-xô” có thưởng. Ông đã gửi rất nhiều “tin nhắn” để tham dự, nhưng máy tính chọn ngẫu nhiên bắt ông chờ đợi đến gần một năm mới chạm đến số máy di động của ông. Câu hỏi của chương trình đưa ra dễ ợt:”Loại lá nào dùng để gói bánh tét?”. Sau khi trả lời đúng câu hỏi, ông đã chọn số 48, và điều bất ngờ đã tới: ông trúng thưởng 5 triệu ! Một số tiền ngoài sức tưởng tượng, cả đời ông chưa bao giờ kiếm được một lúc số tiền khổng lồ đó!...
Ngày ông Chín Lúa đi lên thành phố lãnh thưởng vui hơn ngày hội! Bà vợ ông đã chạy đi “vay nóng” cho ông 2 triệu để làm “lộ phí”, vì có cả hai đứa con đi “tháp tùng” nữa!...
Bà vợ ông Chín Lúa ngồi nhà chờ đã hai ngày, rồi ba ngày, rồi bốn ngày mà vẫn chưa thấy cha con ông Chín Lúa trở về! Bà nóng ruột quá trời, như đứng trên đống lửa! Đến cuối ngày thứ tư thì một cái tắc-xi đỗ xịch trước cửa, người con trưởng bước ra khỏi xe, nói nhanh:”Ba bố con bị tai nạn đang nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy, mẹ thu xếp đi thành phố ngay!”. Bà vợ ông Chín Lúa không tin ở tai mình, không tin cả vào mắt mình, bà cứ dụi mắt, ngoáy tai hoài…
Sau cái vụ “đi lãnh thưởng” đó, bà vợ ông Chín Lúa trở thành người bệnh tâm thần: suốt ngày, thậm chí suốt đêm, bà cứ ngồi ở bậu cửa như ngóng đợi và chốc chốc lại dụi mắt, ngoáy tai!...

2.Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học 

Bà Củ Mì (tên gọi lúc nhỏ ở quê) nhiều lúc vẫn ngạc nhiên về sự biến thiên diệu kỳ của Tạo hóa: từ một cô bé nhà quê hiền lành, nhút nhát, bà bỗng được ra thành phố học mà học hoài tới tận cái nơi người ta cấp cái bằng Tiến sĩ!...Đề tài nghiên cứu của bà Cửu Minh (tên mới của bà Củ Mì) là “Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ở vùng nông thôn và những tệ nạn xã hội – thực trạng và giải pháp”. Cái đề tài cấp Quốc gia này, bà mới đề cập tới ở cấp độ “Vĩ mô”, tức còn nặng tính lý thuyết. Vì thế, bà được cấp trên cho về quê để “hiện thực hóa” đề tài nghiên cứu đó…
Năm năm sau, thời gian thực hiện đề tài đã hết mà cơ quan Viện nghiên cứu chủ quản của bà Cửu Minh không thấy bà về Viện báo cáo nên cử người về tìm. Người cán bộ được cử về quê tìm bà Cửu Minh đã bị lạc mất ba ngày trong cái “thiên la địa võng” thôn, ấp của vùng quê rộng lớn. Khi đến đúng cái thôn, ấp , tới đúng nhà bà Cửu Minh thì người này thấy bà Cửu Minh (đã thay đổi rất nhiêu về dáng mạo) đang cho một đứa bé bú và bốn đứa bé khác, sàn sàn như nhau, đang nô rỡn xung quanh. Người này nghĩ có lẽ đó là chị, em của bà Cửu Minh, bèn hỏi:”Chị có phải là Tiến sĩ Cửu Minh không?”. Người mẹ đang cho con bú nhìn nhanh người khách và nói:”Ở đây không có ai là Cửu Minh cả. Còn tôi là Củ Mì!”…

 3- Tranh Cãi Bất Tận

Ông Lê Văn Chẳng và bà Trần Thị Chuộc lấy nhau đã đúng 50 năm. Họ hàng, anh em, con cháu tính tổ chức Lễ đám cưới Vàng cho hai người, nhưng bàn đến chỗ xét xem hai vợ chồng, ai là người gương mẫu hơn để họ hàng, gia tộc trao tặng thưởng thì có vấn đề nan giải: cả hai người, ai cũng cho rằng mình là người gương mẫu hơn, biết yêu thương, nhường nhịn mỗi khi có sự “xô bát, đổ đĩa”! Cuối cùng, mọi người đòi bằng chứng. Tức thì, ông Chẳng vác ra 5 cái hòm gỗ, đựng những cuốn sổ nhật ký mà ông cho biết ông đã tường thuật chính xác từng vụ cãi lộn, đánh lộn giữa hai vợ chồng. Còn bà Chuộc thì vác ra 5 bao tải, đựng những hạt đỗ đen và đỗ trắng mà bà cho biết, lần nào bà bị đánh trước thì bỏ vào một hạt đỗ đen, lần nào ông bị bà đánh trước thì bỏ vào đó đỗ trắng. Mọi người đòi mở bằng chứng ra coi thì 5 hòm sổ nhật ký của ông Chẳng bị mối, mọt đục thủng hết cả giấy! Còn năm bao tải đỗ trắng và đỗ đen của bà Chuộc thì đã mọc thành cây, cứ cuộn lấy nhau trông rất kỳ dị!...
Sài Gòn, tháng Năm 2009
Đỗ Ngọc Thạch
 


ĐỖ NGỌC THẠCH

1. NGƯỜI CỦA MUÔN NĂM CŨ

Ông Lý Hoài Nho là giáo sư Trung văn của một trường đại học, đã nghỉ hưu. Con ông Nho có tới năm người nhưng không ai nối nghiệp ông (mà toàn theo học những môn học “tân thời” như: công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, tiếp thị…) nên ông rất buồn. Ông thường du ngoạn những vùng sơn cước hẻo lánh có dấu xưa tích cũ để thỏa nỗi lòng hoài cổ của mình…Những lúc ấy ông thường ngâm nga: “Người của muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ?”… Một lần, ông Lý Hoài Nho đến sông Tích mà ông lại nghĩ là sông Mịch La, nơi Khuất Nguyên trầm mình, liền nhảy xuống sông mà nói: “Khuất Tiên sinh, tôi đến với ông đây!” Nhưng cạnh đó có một đám thanh thiếu niên đang tắm sông, thấy ông nhảy xuống sông liền tới vớt ông lên đưa về nhà… Cha mẹ đám thanh thiếu niên sau khi biết chuyện thì nói với ông Lý Hoài Nho: “Đúng là nắng hạn gặp mưa rào! Các vị trưởng lão làng chúng tôi có mở một lớp học chữ Nho, không ngờ rất đông người xin theo học, hầu hết đều trẻ tuổi… Người làng bên, rồi hầu như khắp cả huyện đều nghe tiếng mà tìm đến theo học, sĩ số hiện đã hơn năm mươi người vậy mà chỉ có một ông đồ già, sức đã yếu lắm, sợ không kham nổi! Vậy ông đã tới đây thì nhận giùm cái lớp chữ Nho này, chúng tôi sẽ hậu tạ!” Và thế là từ đó, ông Lý Hoài Nho lại đứng lớp và người ta thấy trong lũy tre xanh ở cái làng nhỏ bên sông Tích ngày ngày vang lên tiếng đọc bài khoan thai: “…Yểu điệu thục nữ / Quân tử hảo cầu…”

2.LIÊM , SỈ (ghi trong sổ tay)

Liêm là đức tính tốt đẹp nhất của con người: liêm khắc chế được lòng tham vốn là bản tính nguyên thủy của con người. Người không có liêm thì thấy cái gì cũng muốn giành đoạt, muốn chiếm lấy, khi quá mức thì là lòng tham vô đáy. Đó là căn nguyên của mọi tội lỗi.
Sỉ cũng là đức tính cao đẹp của con người, nó giúp người ta tránh được mọi hành động sai trái, tội lỗi. Người vô sỉ là người là người làm những điều xằng bậy, tội lỗi mà không run tay, không biết xấu hổ.
Thực ra liêm và sỉ gắn bó hữu cơ với nhau, tuy hai mà một, là nền tảng của đạo làm người . Người ta hay nói: người xấu là đồ vô liêm sỉ là vì vậy. Khổng Tử nói: “Hành kỉ hữu sỉ” nghĩa là biết giữ mình, biết làm điều xằng bậy là đáng xấu hổ. Mạnh Tử nói: “Nhân bất khả vô sỉ” nghĩa là người ta không biết xấu hổ thì không được.
Than ôi! Thế mà ngày nay nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta quên cả liêm, sỉ không kể chi người thường, thậm chí đến hạng trí thức, quan chức cũng như thế cả…Tuy vậy, mùa đông rét buốt, tùng, bách vẫn xanh; mưa gió tối tăm, gà trống vẫn gáy. Đời tuy hôn mê nhưng vẫn có người tỉnh!...

3. LÀNG KHÔNG CÓ ĐÀN ÔNG

Làng này quả là không còn một người đàn ông nào còn nguyên vẹn. Có hai lý do: một là do trai tráng của làng đã ra trận (thời kỳ này là vào nửa cuối những năm 1960, đầu những năm 1970 của TK trước), hai là làng này có nghề gia truyền (từ thời mới lập làng) là nghề hàn đồng (hàn vá những đồ gia dụng bằng đồng, sau là cả đồ nhôm), nghề này bắt buộc phải đi xa – một “gánh càn khôn” rong ruổi trên mọi nẻo đường – mà người hành nghề phải là Nam nhân!...Vì thế, chỉ những người què cụt, tàn phế mới còn ở nhà!...
Những bậc trưởng lão trong làng, khi mới phát hiện ra sự thiếu vắng bóng Nam nhân trong làng thì rất lo lắng, ngày ngày đêm đêm bàn mưu tính kế đặng cứu vãn tình thế! Song, rút cục chẳng có kế sách nào khả thi! Cuối cùng, đành bó tay thúc thủ!...Các trưởng lão bó tay nhưng Cuộc Sống thì luôn vận động, biến hóa khôn lường: Trai tráng làng đi chiến trường xa thì trai tráng nơi khác đến còn đông gấp bội! Đó là bộ đội lực lượng Phòng không đến đóng quân (luân phiên như đèn cù), các cơ quan, trường học sơ tán về làng…Bộ mặt của làng đã thay đổi như có một cơn bão lớn, và không chỉ thay đổi bên ngoài mà thay đổi từ trong…gan ruột! Trai nơi khác đến mạnh mẽ và dữ dội hơn trai làng rất nhiều: hàng loạt lớp con cháu là sản phẩm của sự “giao lưu văn hóa” đã liên tiếp ra đời, lấp đầy khoảng trống thiếu vắng đàn ông ngày nào!...Ai đã làm nên điều đó? Chính là Con Tạo, hay còn gọi là Bàn tay kỳ diệu của Tạo Hóa!

4. RÙA VĂN MIẾU NÓI CHUYỆN VỚI RÙA HỒ GƯƠM

Một ngày nọ, Rùa Hồ Gươm đi dạo chơi phố phường, đi mãi, đi mãi tới Văn Miếu Quốc Tử Giám lúc nào không hay. Rùa Hồ Gươm nhìn thấy Rùa Văn Miếu cứ cõng mãi tấm bia đá ghi tên các vị đã đỗ Tiến sĩ thì ái ngại mà rằng: “Các bác cứ cõng mãi bia đá như thế có mỏi lưng không? Sao không dựng vào tường rồi đi dạo với tôi một lát cho sảng khoái?” Rùa Văn Miếu nói: “Ở tấm bia trên lưng tôi chỉ có ba ông là Tiến sĩ thật, còn toàn “Mạo Tiến sĩ” tức Tiến sĩ giả thôi bác ạ! Cho nên tuy là tấm bia đá nhưng nó nhẹ hều, sao mà mỏi lưng được!” Rùa Hồ Gươm lại nói: “Vậy các bác có đi dạo với tôi được không? Ai lại suốt đời chỉ đứng một chỗ như thế?” Rùa Văn Miếu đáp: “Tấm bia đá gắn chặt vào lưng tôi như cái vòng Kim Cô mà Bồ Tát gắn vào đầu Tôn Ngộ Không, không thể gỡ ra được! Còn chuyện đi dạo thì chúng tôi không thích chứ không phải là không đi được!” Rùa Hồ Gươm lại hỏi: “Tại sao lại không thích đi dạo? Tôi ngạc nhiên đấy!” Rùa Văn Miếu đáp: “Chúng tôi đã vào Nam ra Bắc nhiều lắm rồi, có chỗ nào mà không tới, có nơi nào mà không qua!... Nhưng đi dạo phố phường Hà Nội bây giờ thì có gì hay ngoài chuyện ô nhiễm môi trường, kẹt xe, nắng thì bụi mù trời mưa thì ngập thành sông biển?” Rùa Hồ Gươm nói: “Các bác quả là người đọc sách nhiều nên cũng nghĩ suy nhiều quá! Chúng tôi là chiến binh nên ít nghĩ lắm, nên chẳng thấy ô nhiễm gì, nắng bụi hay mưa lụt cũng bước đi vô tư, đường phố ngập thành sông còn thích thú vì được bơi lội tung tăng!” Rùa Văn Miếu nói: “Ước gì được vô lo vô nghĩ như bác!”…
Nhưng điều ước của Rùa Văn Miếu không không thể thành hiện thực!...
Sài Gòn, Tháng 8-2009
Đỗ Ngọc Thạch
http://farm4.static.flickr.com/3305/3272778483_f96516e73c.jpgĐ.N.T-Hà Nội,1996

Xem thêm
5+6+7+8+9 (35) Truyện cực ngắn của Đ.N.T cùng trên vietvanmoi:

9 TRUYỆN CỰC NGẮN 8 TRUYỆN CỰC NGẮN 6 TRUYỆN CỰC NGẮN 5 TRUYỆN CỰC NGẮN  7 TRUYỆN CỰC NGẮN

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên nhavan TP.HCM

NHÀ VĂN ĐỖ NGỌC THẠCH

Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở  Phú Thọ. Ông đã tham gia quân đội từ 1966 đến 1970. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976. Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu văn học, biên tập viên báo chí tại các cơ quan: Trường Dự bị đại học Dân tộc Trung ương, Viện Nghiên cứu văn học, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Sở Văn hoá - thông tin tỉnh Gia Lai - Kon Tum (cũ), Báo Lao Động & Xã Hội,...
Hiện ông sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác phẩm đã xuất bản:
Người tạc tượng nhà mồ (tập truyện ngắn, in chung - NXB Văn hóa - Dân tộc, 1986)
Quà tặng tuổi hai mươi (tập truyện ngắn, NXB Công an Nhân dân, 1994 và 2005).

Quan niệm văn học:
- "Văn học là nhân học".

TÁC PHẨM TRÊN NVTPHCM:

ẢNH TƯ LIỆU CỦA ĐỖ NGỌC THẠCH:



tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên vanchuongviet.org

Đỗ Ngọc Thạch
Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ.
Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976;
Làm việc tại các cơ quan:Trường Dự bị ĐH DTTƯ, Viện Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, Sở Văn hóa-TT tỉnh Gialai-Kontum (cũ), VPĐD Báo Văn Nghệ, Báo Lao động - Xã hội.
Chủ yếu viết phê bình, nghiên cứu VH-NT trên các T/C Văn học, T/C NCNT, Báo Văn nghệ...;

Địa chỉ :2/2/33/44, Đường Lê Thúc Hoạch, Q.Tân Phú, TP.HCM;
Email:  dongocthach18@yahoo.com.vn    
Điện thoại :08.38611064

Sách đã in:
Người tạc tượng nhà mồ (nhiều tác giả, NXB Văn hóa-dân tộc,1986);
Quà tặng tuổi hai mươi (8 truyện, NXB Công an ND, l994; bản in lần thứ 2 ở Hà Nội gồm 26 truyện).
Số lần đọc: 12719
[ Trở lại ]
Tổng số tác phẩm: 133
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)
Báo hiếu (truyện ngắn)
Băng nhân (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Chuyện ngày tết (truyện ngắn)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Ma lai (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Táo quân truyện (truyện ngắn)
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn -2 (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn-1 (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)